Câu bị động (Passive voice): Công thức, cách sử dụng, bài tập

Mục lục bài viết

Trong các bài thi học thuật như IELTS, câu bị động giúp bạn diễn đạt ý tưởng một cách linh hoạt, chuyên nghiệp hơn. Nếu bạn vẫn còn bối rối khi gặp phải câu passive voice, đừng lo! Bài viết này sẽ giải thích rõ ràng công thức, cách sử dụng cùng những ví dụ minh họa dễ hiểu, đi kèm với bài tập để bạn luyện tập và củng cố kiến thức. Cùng Mc IELTS tìm hiểu để làm chủ cấu trúc câu này và tiến gần hơn đến mục tiêu IELTS của bạn!

Key takeaways

  • Câu bị động (Passive voice) được sử dụng để nhấn mạnh chủ ngữ là đối tượng chịu tác động của hành động, thường được dùng khi người thực hiện hành động không quan trọng hoặc không nhắc đến.
  • Công thức bị động: O + to be + Vpp (by S). Động từ “to be” được chia theo thì của câu chủ động, và động từ chính ở dạng quá khứ phân từ (Vpp).
  • Các câu bị động đặc biệt:
    • Bị động với 2 tân ngữ
    • Bị động với V-ing
    • Bị động với động từ tri giác
    • Bị động của câu mệnh lệnh
    • Bị động với câu sai khiến (have/get)
    • Bị động kép
    • Bị động với Make và Let/Allow
    • Bị động với các động từ đặc biệt (suggest, recommend, demand,…)
    • Bị động với chủ ngữ giả It
    • Bị động với động từ khiếm khuyết (modal verbs)
  • Lưu ý: Khi chuyển từ câu chủ động sang bị động, cần thay đổi đại từ tân ngữ thành đại từ chủ ngữ, và một số động từ như “have”, “belong”, “lack” không thể chuyển sang dạng bị động.
Tìm hiểu về thể bị động trong tiếng Anh là gì? Bài tập vận dụng

Tìm hiểu về Passive voice là gì?

Mục lục bài viết

Tìm hiểu câu bị động là gì? (Passive voice)

Câu bị động (Passive voice) là cấu trúc ngữ pháp được sử dụng khi muốn nhấn mạnh rằng chủ ngữ phải chịu ảnh hưởng hoặc tác động từ một sự việc khác. Đây là dạng câu phổ biến trong cả văn viết và văn nói, đặc biệt là khi đối tượng hành động (người thực hiện hành động) không quan trọng hoặc không được nhắc đến.

Lý thuyết và bài tập Passive voice

Lý thuyết câu bị động

Khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động tiếng Anh, điều quan trọng nhất là giữ nguyên thì của động từ. Đồng thời, vị trí của các thành phần trong câu cũng sẽ thay đổi. Cụ thể, tân ngữ của câu chủ động sẽ trở thành chủ ngữ trong passive voice, và động từ chính sẽ được chia theo công thức của câu bị động.

Ví dụ:

He writes a letter. (Câu chủ động)

→ A letter is written by him. (Câu bị động)

Các bước chuyển đổi từ câu chủ động sang câu bị động

  • Bước 1: Xác định tân ngữ (O) trong câu chủ động và chuyển nó lên làm chủ ngữ của câu bị động tiếng Anh.
  • Bước 2: Xác định thì của động từ chính trong câu chủ động để chia động từ “to be” cho phù hợp.
  • Bước 3: Chuyển động từ chính sang dạng quá khứ phân từ (Vpp).
  • Bước 4: Đưa chủ ngữ của câu chủ động xuống cuối câu, thêm từ “by” nếu cần thiết.
Hướng dẫn các bước chuyển sang câu bị động áp dụng vào bài tập

Các bước chuyển từ Action voice sang Passive voice

Ví dụ so sánh giữa câu chủ động và bị động

Tiêu chí Câu chủ động (Active Voice) Câu bị động (Passive Voice)
Loại chủ ngữ Chủ ngữ thực hiện hành động nào đó. Chủ ngữ chịu tác động từ hành động nào đó.
Ví dụ: The chef prepared the meal. The meal was prepared by the chef.
They canceled the event. The event was canceled.

Lưu ý khi chuyển đổi từ chủ động sang bị động

Nếu câu có hai tân ngữ (tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp), bạn có thể chọn một trong hai để đưa lên làm chủ ngữ của câu bị động. Thông thường, tân ngữ gián tiếp (người nhận hành động) sẽ được ưu tiên làm chủ ngữ.

Ví dụ:

She sent her friend a postcard.

Cách chuyển 1: Her friend was sent a postcard by her.

Cách chuyển 2:  A postcard was sent to her friend by her.

Ngoài ra, khi chuyển đổi từ câu chủ động sang bị động, ta thường sử dụng by để chỉ tác nhân gây ra hành động, và with khi hành động xảy ra gián tiếp thông qua một công cụ hoặc phương tiện nào đó.

Ví dụ:

He is painting the house.

→ The house is being painted by him. (Hành động trực tiếp)

She unlocked the door with a key.

→ The door was unlocked by her with a key. (Hành động gián tiếp qua công cụ)

Công thức câu bị động trong tiếng Anh cơ bản

Dưới đây là cấu trúc tổng quát khi chuyển câu chủ động sang thể bị đông trong tiếng Anh:

Công thức câu bị động:

Câu chủ động: S + V + O

Câu bị động: O + to be + Vpp (by S)

Trong đó:

  • Vpp: Past Participle (động từ chia ở dạng quá khứ phân từ)
  • To be: Được chia theo thì của động từ trong câu chủ động.

Ví dụ 1:

I post the letters every morning.

→ The letters are posted every morning.

Ví dụ 2:

Everyone respects Mr. Johnson.

→ Mr. Johnson is respected by everyone.

Câu bị động cấu trúc và bài tập

Ngữ pháp Câu bị động

Khi chủ ngữ là they, people, everyone, someone, anyone,…

Nếu chủ ngữ của câu chủ động là những đại từ không xác định như someone, they, people, everyone,… bạn có thể lược bỏ chúng khi chuyển sang bị động.

Công thức:

Chủ động: S (someone, they, people, everyone, anyone,…) + V + O

Bị động: O + to be + V3/V-ed

Ví dụ 1:

They have repaired the car.

→ The car has been repaired.

⇒ Không cần đề cập đến they trong câu bị động

Ví dụ 2:

Someone cleaned the house yesterday.

→ The house was cleaned yesterday.

Ví dụ bài tập câu bị động khi chủ ngữ là they, people, everyone, someone, anyone,…

Ví dụ Passive voice khi chủ ngữ là they, people, everyone, someone, anyone,…

Khi chủ ngữ là người hoặc vật

Khi chủ ngữ trong câu chủ động là một người hoặc vật cụ thể, bạn sẽ cần giữ lại chủ ngữ này và chuyển nó xuống cuối câu, trước đó thêm từ “by” để chỉ rõ ai hoặc cái gì đã thực hiện hành động.

Công thức:

Chủ động: S + V + O

Bị động: O + to be + V3/V-ed + by + S

Ví dụ 1:

She is designing a new website.

→ A new website is being designed by her.

Ví dụ 2:

John fixed the broken window.

→ The broken window was fixed by John.

Ví dụ bài tập bị động khi chủ ngữ là người hoặc vật

Ví dụ Passive voice khi chủ ngữ là người hoặc vật

Tổng hợp công thức bị động các thì trong tiếng Anh

Câu bị động (Passive voice) là một trong những cấu trúc quan trọng trong tiếng Anh, giúp chúng ta chuyển đổi câu từ chủ động sang bị động nhằm nhấn mạnh đến đối tượng bị tác động, thay vì chủ thể thực hiện hành động. Dưới đây là bảng tổng hợp công thức bị động các thì trong tiếng Anh để bạn dễ dàng nắm bắt và áp dụng.

Xem thêm: 12 thì tiếng Anh: Cách nhận biết, Công thức & Cách dùng đầy đủ nhất

Tổng hợp Passive voice cấu trúc của các thì

Tổng hợp cấu trúc câu bị động của các thì

Bảng công thức bị động của các thì trong tiếng Anh

Thì Câu chủ động Câu bị động
Hiện tại đơn S + V(s/es) + O O + am/is/are + V3/ed + (by + S)
Hiện tại tiếp diễn S + am/is/are + V-ing + O O + am/is/are + being + V3/ed + (by + S)
Hiện tại hoàn thành S + have/has + V3/ed + O O + have/has + been + V3/ed + (by + S)
Hiện tại hoàn thành tiếp diễn S + have/has been + V-ing + O O + have/has been + being + V3/ed + (by + S)
Quá khứ đơn S + V2 + O O + was/were + V3/ed + (by + S)
Quá khứ tiếp diễn S + was/were + V-ing + O O + was/were + being + V3/ed + (by + S)
Quá khứ hoàn thành S + had + V3/ed + O O + had + been + V3/ed + (by + S)
Quá khứ hoàn thành tiếp diễn S + had been + V-ing + O O + had been + being + V3/ed + (by + S)
Tương lai đơn S + will + V1 + O O + will + be + V3/ed + (by + S)
Tương lai gần S + is/ am/ are + going to + V O + is/am/are + going to be + V3/ed + (by S)
Tương lai tiếp diễn S + will be + V-ing + O O + will be + being + V3/ed + (by + S)
Tương lai hoàn thành S + will have + V3/ed + O O + will have been + V3/ed + (by + S)
Tương lai hoàn thành tiếp diễn S + will have been + V-ing + O O + will have been + being + V3/ed + (by + S)

Công thức câu bị động nhóm thì hiện tại

Nhóm thì hiện tại bao gồm các thì như hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn, hiện tại hoàn thành và hiện tại hoàn thành tiếp diễn. Các thì này có cách chuyển đổi khá đơn giản, khi đó động từ chính sẽ được chuyển về dạng quá khứ phân từ (V3/ed) và động từ to be sẽ được chia theo thì của câu chủ động. Dưới đây là những công thức câu bị động của các thì hiện tại:

Thì hiện tại đơn

Công thức:

Câu chủ động: S + V + O

Câu bị động: O + am/is/are + V3/ed + (by + S)

Ví dụ 1:

She writes a letter every week.

→ A letter is written by her every week.

Ví dụ 2:

They play football on Sundays.

→ Football is played by them on Sundays.

Thì hiện tại tiếp diễn

Công thức:

Câu chủ động: S + am/ is/are + V-ing + O

Câu bị động: O + am/ is/are + being + V3/ed + (by + S)

Ví dụ 1:

She is baking a cake.

→ A cake is being baked by her.

Ví dụ 2:

My friend is preparing dinner.

→ Dinner is being prepared by my friend.

Thì hiện tại hoàn thành

Công thức:

Câu chủ động: S + have/has + V3/ed + O

Câu bị động: O + have/has + been + V3/ed + (by + S)

Ví dụ 1:

They have finished the project.

→ The project has been finished by them.

Ví dụ 2:

She has cleaned the house.

→ The house has been cleaned by her.

Câu bị động hiện tại hoàn thành tiếp diễn

Công thức:

Câu chủ động: S + have/has been + V-ing + O

Câu bị động: O + have/has been + being + V3/ed + (by + S)

Ví dụ:

They have been renovating the building for months.

→ The building has been being renovated for months.

Công thức câu bị động nhóm thì quá khứ

Nhóm thì quá khứ có cách chuyển đổi sang bị động tương tự như nhóm thì hiện tại. Tuy nhiên, động từ to be sẽ được chia ở các dạng quá khứ như was hoặc were. Dưới đây là những cấu trúc câu bị động các thì quá khứ:

Thì quá khứ đơn

Công thức:

Câu chủ động: S + V-ed + O

Câu bị động: O + was/were + V3/ed + (by + S)

Ví dụ 1:

He painted the house last week.

→ The house was painted by him last week.

Ví dụ 2:

They built the bridge in 1990.

→ The bridge was built by them in 1990.

Thì quá khứ tiếp diễn

Công thức:

Câu chủ động: S + was/were + V-ing + O

Câu bị động: O + was/were + being + V3/ed + (by + S)

Ví dụ 1:

She was reading a book.

→ A book was being read by her.

Ví dụ 2:

They were discussing the project.

→ The project was being discussed by them.

Thì quá khứ hoàn thành

Công thức:

Câu chủ động: S + had + V3/ed + O

Câu bị động: O + had + been + V3/ed + (by + S)

Ví dụ 1:

They had completed the report before the deadline.

→ The report had been completed by them before the deadline.

Ví dụ 2:

She had washed the dishes.

→ The dishes had been washed by her.

Câu bị động quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Công thức:

Câu chủ động: S + had been + V-ing + O

Câu bị động: O + had been + being + V3/ed + (by + S)

Ví dụ:

They had been working on the project for months before it was finished.

→ The project had been being worked on for months before it was finished.

Công thức câu bị động nhóm thì tương lai

Nhóm thì tương lai bao gồm các thì tương lai đơn, tương lai tiếp diễn, và tương lai hoàn thành. Chuyển đổi câu bị động trong nhóm thì này cần sử dụng “will be” hoặc “will have been” để đảm bảo đúng cấu trúc. Dưới đây là các công thức bị động nhóm thì tương lai:

Thì tương lai đơn

Công thức:

Câu chủ động: S + will + V1 + O

Câu bị động: O + will + be + V3/ed + (by + S)

Ví dụ 1:

They will organize a conference next month.

→ A conference will be organized by them next month.

Ví dụ 2:

She will bake a cake for the party.

→ A cake will be baked by her for the party.

Thì tương lai gần

Công thức:

Câu chủ động: S + is/am/are + going to + V + O

Câu bị động: O + is/am/are + going to be + V3/ed + (by + S)

Ví dụ 1:

They are going to launch a new product.

→ A new product is going to be launched by them.

Ví dụ 2:

She is going to prepare dinner.

→ Dinner is going to be prepared by her.

Tương lai tiếp diễn

Công thức:

Câu chủ động: S + will be + V-ing + O

Câu bị động: O + will be + being + V3/ed + (by + S)

Ví dụ:

They will be holding a meeting at this time tomorrow.

→ A meeting will be being held by them at this time tomorrow.

Thì tương lai hoàn thành

Công thức:

Câu chủ động: S + will have + V3/ed + O

Câu bị động: O + will have + been + V3/ed + (by + S)

Ví dụ:

By next week, they will have completed the project.

→ By next week, the project will have been completed by them.

Câu bị động tương lai hoàn thành tiếp diễn

Công thức:

Câu chủ động: S + will have been + V-ing + O

Câu bị động: O + will have been + being + V3/ed + (by + S)

Ví dụ:

By the end of this year, they will have been renovating the house for six months.

→ By the end of this year, the house will have been being renovated for six months.

Một số cấu trúc câu bị động đặc biệt trong tiếng Anh

Bên cạnh những cấu trúc đã liệt kê, passive voice còn có những dạng cấu trúc câu bị động đặc biệt thường gặp. Những cấu trúc này giúp diễn đạt rõ ràng hơn khi ta muốn nhấn mạnh vào đối tượng chịu tác động của hành động, đồng thời tránh được sự lặp từ không cần thiết trong bài viết. Dưới đây là một số các dạng bị động đặc biệt và ví dụ cụ thể để bạn dễ dàng áp dụng.

Tổng hợp các dạng câu bị động đặc biệt

Tổng hợp các passive voice đặc biệt

Công thức bị động với 2 tân ngữ

Một số động từ trong Tiếng Anh có thể đi kèm với hai tân ngữ (tân ngữ chỉ người và chỉ vật). Khi chuyển sang câu bị động, bạn có thể đưa một trong hai tân ngữ lên làm chủ ngữ, và có hai cách viết khác nhau.

Công thức dạng chủ động: S + V + O1 + O2

Công thức bị động (TH1): S + be + Vpp + O1

Công thức bị động (TH2): S + be + Vpp + giới từ + O2

Ví dụ 1:

Tommy gave his sister a book.

→ Tommy’s sister was given a book by Tommy.

→ A book was given to Tommy’s sister by him.

Ví dụ 2:

The company sent their clients an email update.

→ Their clients were sent an email update by the company.

→ An email update was sent to their clients by the company.

Cấu trúc bị động với V + V-ing

Đối với một số động từ như like, love, hate, admit, deny, cấu trúc bị động có thể được dùng để diễn tả rằng hành động đang được thực hiện.

Công thức dạng chủ động: V + somebody + V-ing

Công thức dạng bị động: V + somebody + being + Vpp

Ví dụ 1:

They enjoy watching movies.

→ Movies are enjoyed being watched by them.

Ví dụ 2:

I regret not finishing the project on time.

→ The project is regretted not being finished on time.

Thể bị động với động từ tri giác

Các động từ tri giác như see, hear, watch cũng có thể được sử dụng trong câu bị động. Khi chuyển đổi, động từ trong câu sẽ giữ nguyên dạng hiện tại phân từ hoặc nguyên thể.

Công thức dạng chủ động: S + V + somebody + V-ing/to V-inf

Công thức dạng bị động: S + to be + Vpp + V-ing/to V-inf

Ví dụ 1:

I saw him crossing the street.

→ He was seen crossing the street by me.

Ví dụ 2:

She heard them discussing the new project.

→ They were heard discussing the new project by her.

Passive voice của câu mệnh lệnh

Trong câu mệnh lệnh, câu bị động thường được dùng để diễn đạt ý “để điều gì đó được thực hiện“.

Trường hợp 1: Sử dụng “Let”

Công thức dạng chủ động: V + O!

Công thức bị động: Let + O + be + Vpp

Ví dụ 1:

Open the door!

→ Let the door be opened!

Ví dụ 2:

Turn off the lights!

→ Let the lights be turned off!

Trường hợp 2: Câu diễn tả nhiệm vụ hoặc nghĩa vụ

Công thức dạng chủ động: It’s one’s duty to + V-inf

Công thức bị động: S + to be + supposed to + V-inf

Ví dụ 1:

It’s your duty to clean the house every weekend.

→ You’re supposed to clean the house every weekend.

Ví dụ 2:

It’s students’ duty to submit their assignments on time.

→ Students are supposed to submit their assignments on time.

Trường hợp 3: Dạng bị động với “It’s necessary”

Công thức dạng chủ động: It’s necessary to + V-inf

Công thức bị động: S + should/must + be + Vpp

Ví dụ 1:

It’s necessary to follow safety guidelines.

→ Safety guidelines should be followed.

Ví dụ 2:

It’s important to wear masks in public places.

→ Masks must be worn in public places.

Công thức Passive voice của câu sai khiến (nhờ ai làm gì)

Trong các câu sai khiến với have hoặc get, câu bị động có thể được sử dụng để diễn tả rằng một hành động được thực hiện bởi người khác theo yêu cầu.

Trường hợp 1: Dùng “have”

Công thức dạng chủ động: S + have + somebody + V

Công thức bị động: S + have + something + Vpp + by somebody

Ví dụ 1:

I have my car washed by a professional every month.

→ My car is washed by a professional every month.

Ví dụ 2:

She had her hair styled by a famous hairdresser.

→ Her hair was styled by a famous hairdresser.

Trường hợp 2: Dùng “get”

Công thức dạng chủ động: S + get + somebody + to V

Công thức bị động: S + get + something + Vpp

Ví dụ 1:

They got the cleaner to tidy up the office.

→ The office was tidied up by the cleaner.

Ví dụ 2:

He got the mechanic to fix his motorbike.

→ His motorbike was fixed by the mechanic.

Dạng bị động kép

Câu bị động kép thường được sử dụng khi chúng ta muốn diễn đạt ý kiến hoặc thông tin gián tiếp về một sự việc.

Dạng 1: Động từ chính (V1) ở thì hiện tại đơn, hiện tại tiếp diễn và hiện tại hoàn thành

Công thức chủ động: S1 + V1 + that + S2 + V2 + O

Công thức bị động: It is + Vpp + that + S2 + V2 + O

Ví dụ 1:

People think that he is a talented musician.

→ It is thought that he is a talented musician.

Ví dụ 2:

They say that the company will launch a new product soon.

→ It is said that the company will launch a new product soon.

Dạng 2: Khi động từ chính (V1) ở thì quá khứ đơn, quá khứ tiếp diễn, quá khứ hoàn thành

Công thức chủ động: S1 + V1 + that + S2 + V2 + O

Công thức bị động: It was + Vpp + that + S2 + V2 + O

Ví dụ 1:

People believed that the project had been completed.

→ It was believed that the project had been completed.

Ví dụ 2:

They reported that the event had been canceled.

→ It was reported that the event had been canceled.

Ngữ pháp câu bị động với Make và Let/Allow

Trong tiếng Anh, khi sử dụng các động từ như makelet/allow trong câu bị động, cấu trúc ngữ pháp có sự thay đổi so với dạng chủ động. Câu bị động với make thể hiện sự ép buộc hoặc yêu cầu, trong khi với let/allow thể hiện sự cho phép hoặc đồng ý. Cả hai động từ này đều có những quy tắc ngữ pháp riêng cần lưu ý khi chuyển sang thể bị động.

Công thức bị động đặc biệt với Make

Công thức chủ động: S + make + somebody + V-inf

Công thức bị động: Somebody + to be + made + to V-inf

Ví dụ 1:

The teacher made the students clean the classroom.

→ The students were made to clean the classroom by the teacher.

Ví dụ 2:

The director made the actors rehearse for hours.

→ The actors were made to rehearse for hours by the director.

Công thức của câu bị động với Let/Allow

Công thức chủ động: S + let/allow + somebody + V-inf

Công thức bị động: Somebody + be + allowed + to V-inf

Ví dụ 1:

My parents allow me to stay up late on weekends.

→ I am allowed to stay up late on weekends by my parents.

Ví dụ 2:

The manager let us take a break during the meeting.

→ We were let take a break during the meeting by the manager.

Xem thêm: Allow là gì? Tổng hợp những cấu trúc với Allow trong tiếng Anh

Câu bị động với 7 động từ đặc biệt

Khi sử dụng các động từ mang tính yêu cầu, đề nghị như suggest, recommend, demand, order, request, require, insist, chúng ta có thể dễ dàng chuyển chúng sang câu bị động. Đây là nhóm động từ đặc biệt rất phổ biến trong ngữ pháp tiếng Anh.

Động từ đặc biệt Ý nghĩa
Suggest Đề nghị
Recommend Khuyến nghị
Order Ra lệnh
Request Yêu cầu
Require Đòi hỏi
Demand Đòi hỏi, yêu cầu
Insist Khăng khăng đòi

Dưới đây là bảng công thức bị động và ví dụ minh họa giúp bạn hiểu rõ hơn về cách chuyển đổi.

Công thức ở dạng chủ động:

S + suggest/recommend/demand… + that + S + (should) + V-inf + O

Công thức ở dạng bị động:

It + be + suggested/recommended/demanded… + that + S + (should) + be + V3/ed + O

Ví dụ 1:

The coach recommended that we (should) practice more often.

→ It is recommended that more practice (should) be done.

Ví dụ 2:

They insisted that the team (should) finish the project by Friday.

→ It was insisted that the project (should) be finished by Friday.

Xem thêm: Cấu trúc Suggest: Công thức, cách dùng và bài tập áp dụng liên quan

Câu bị động với chủ ngữ giả It

Trong tiếng Anh, câu bị động với chủ ngữ giả It thường được sử dụng để nhấn mạnh hoặc đưa ra các nhận định chung. Cấu trúc này rất thông dụng và xuất hiện trong nhiều văn bản học thuật.

Công thức ở dạng chủ động:

It + be + adj + for sb + to V + to do something

Công thức ở dạng bị động:

It + be + adj + for sth + to be V3/ed.

Ví dụ 1:

It is essential for students to complete their assignments on time.

→ It is essential for the assignments to be completed on time by students.

Ví dụ 2:

It is normal for children to make mistakes when learning.

→ It is normal for mistakes to be made by children when learning.

Cấu trúc câu bị động với động từ khiếm khuyết (modal verbs)

Động từ khiếm khuyết như can, may, must trong câu bị động vẫn giữ nguyên modal verb, chỉ thay đổi động từ chính về dạng phân từ quá khứ (V3).

Công thức chung:

S + modal verb + be + V3 (+ by O)

Can/Could (Có thể)

Cấu trúc:

Câu chủ động: S + Can/Could + V + O

Câu bị động: S + Can/Could + be + V3/V-ed + (by sb) + O

Ví dụ 1:

They can complete the task by tomorrow.

→ The task can be completed by them by tomorrow.

Ví dụ  2:

The students could understand the instructions easily.

→ The instructions could be understood by the students easily.

May/Might (Có lẽ)

Cấu trúc:

Câu chủ động: S + May/Might + V + O

Câu bị động: S + May/Might + be + V3/V-ed + (by sb) + O

Ví dụ 1:

This solution might solve the issue.

→ The issue might be solved by this solution.

Ví dụ 2:

The new policy may affect small businesses.

→ Small businesses may be affected by the new policy.

Should/Ought to (Nên)

Cấu trúc:

Câu chủ động: S + Should/Ought to + V + O

Câu bị động: S + Should/Ought to + be + V3/V-ed + (by sb) + O

Ví dụ 1:

You should check the documents carefully.

→ The documents should be checked carefully by you.

Ví dụ 2:

They ought to improve the current system.

→ The current system ought to be improved by them.

Must/Have to (Phải)

Cấu trúc:

Câu chủ động: S + Must/Have to + V + O

Câu bị động: S + Must/Have to + be + V3/V-ed + (by sb) + O

Ví dụ 1:

You must wear a uniform during the exam.

→ A uniform must be worn during the exam.

Ví dụ 2:

The students have to follow the school rules.

→ The school rules have to be followed by the students.

Các cấu trúc Passive voice tiếng Anh khác

Ngoài các cấu trúc câu bị động thông thường, tiếng Anh còn có nhiều cấu trúc bị động khác cần lưu ý. Những cấu trúc này thường đi kèm với các động từ đặc biệt như need, want, deserve, hoặc với các động từ chỉ sự ngăn cản và phòng tránh như avoid, prevent. Mỗi loại cấu trúc sẽ có những cách dùng câu bị động khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh và ý nghĩa của câu.

Need/ want/ require/ deserve/be worth (Cần/ muốn/ yêu cầu/ xứng đáng với/ đáng để)

Cấu trúc này được dùng để diễn đạt các yêu cầu, mong muốn hoặc sự cần thiết. Khi chuyển sang câu bị động, chúng ta sử dụng động từ ở dạng phân từ quá khứ (V3) hoặc thêm dạng “to be + V3”.

Câu chủ động: Need/ Want/ Require/ Deserve/ Be worth + to V/V-ing

Câu bị động: Need/ Want/ Require/ Deserve/ Be worth to be V3

Ví dụ 1:

This car needs to be repaired.

→ The car needs repairing.

Ví dụ 2:

The project deserves more attention.

→ The project deserves to be given more attention.

Avoid (Tránh)

Trong cấu trúc bị động với avoid, chúng ta chuyển động từ thành dạng phân từ quá khứ (V3).

Câu chủ động: S + avoid + V-ing

Câu bị động: S + to be + avoided + being + V3/ed + (by sb)

Ví dụ:

He avoids discussing sensitive topics in public.

→ Sensitive topics are avoided being discussed in public by him.

Prevent (Ngăn cản)

Cấu trúc với prevent giúp diễn đạt việc ai đó bị ngăn cản hoặc không được làm điều gì đó.

Câu chủ động: S + prevent … from V-ing

Câu bị động: Sb/sth + to be + prevented from being + V3 + (by sb)

Ví dụ:

The government prevents companies from breaking environmental laws.

→ Companies are prevented from breaking environmental laws by the government.

Những lưu ý khi chuyển từ câu chủ động sang bị động

Khi chuyển câu từ chủ động sang bị động, chúng ta cần lưu ý đến nhiều yếu tố khác nhau để đảm bảo câu văn mạch lạc và chính xác. Những yếu tố như đại từ, trật tự của các thành phần trong câu và một số ngoại lệ về mặt ngữ pháp cần được xử lý cẩn thận để tránh sai sót. Dưới đây là các quy tắc quan trọng và ví dụ minh họa cho từng trường hợp.

Những lưu ý khi làm bài tập chuyển từ Câu chủ động sang Câu bị động

Những lưu ý khi chuyển từ Action voice sang Passive voice

Thay đổi đại từ tân ngữ thành đại từ chủ ngữ

Khi chuyển từ câu chủ động sang bị động, đại từ tân ngữ trong câu chủ động sẽ trở thành đại từ chủ ngữ trong câu bị động. Chúng ta cần chú ý để chuyển đổi đúng các đại từ này. Dưới đây là bảng chuyển đổi từ đại từ tân ngữ sang đại từ chủ ngữ:

Chủ ngữ Tân ngữ
I Me
We Us
You You
He Him
She Her
It It
They Them

Ví dụ 1:

She helps me with my homework.

→ I am helped with my homework by her.

(Tôi được cô ấy giúp làm bài tập.)

Ví dụ 2:

They invited us to their wedding.

→ We were invited to their wedding by them.

(Chúng tôi đã được họ mời đến dự đám cưới.)

Những động từ Crowd, Fill, Cover

Với các động từ như crowd, fill, cover, khi chuyển sang câu bị động, thay vì sử dụng by, chúng ta sẽ dùng with để chỉ thứ lấp đầy hoặc bao phủ một đối tượng.

Ví dụ 1:

Flowers covered the entire field.

→ The entire field was covered with flowers.

(Cánh đồng rộng lớn đã được phủ kín bởi hoa.)

Ví dụ 2:

Laughter filled the room after the joke.

→ The room was filled with laughter after the joke.

(Căn phòng tràn ngập tiếng cười sau câu chuyện cười.)

Thứ tự của các thành phần ‘by…’, địa điểm và thời gian trong câu bị động

Trong các câu bị động, thứ tự của by, nơi chốn, và thời gian cần được sắp xếp theo một quy tắc nhất định:

Nơi chốnby…Thời gian

Lưu ý rằng thứ tự này vẫn không thay đổi ngay cả khi thiếu một hoặc hai yếu tố.

Ví dụ 1:

A new sculpture was displayed by the artist (by…) at the museum (nơi chốn) last Friday (thời gian).

→ A new sculpture was displayed at the museum last Friday.

(Tác phẩm điêu khắc mới đã được trưng bày tại bảo tàng vào thứ Sáu tuần trước.)

Ví dụ 2:

The documents were signed by the manager (by…) in the conference room (nơi chốn) this morning (thời gian).

→ The documents were signed in the conference room this morning.

(Các tài liệu đã được ký trong phòng hội nghị sáng nay.)

Một số trường hợp không dùng được dùng thể bị động

Không phải mọi câu chủ động đều có thể chuyển sang câu bị động. Dưới đây là một số trường hợp không thể áp dụng passive voice.

Tân ngữ là đại từ phản thân hoặc tính từ sở hữu giống với chủ ngữ

Khi tân ngữ trong câu là một đại từ phản thân (myself, yourself, himself, herself, ourselves, themselves), câu đó sẽ không thể chuyển sang bị động.

Ví dụ 1:

She taught herself to play the piano.

→ Không có dạng bị động cho câu này vì herself là đại từ phản thân.

Ví dụ 2:

I admire myself for finishing the project on time.

→ Không có dạng bị động cho câu này.

Nội động từ làm động từ chính trong câu

Nội động từ là những động từ không có tân ngữ đi kèm, chẳng hạn như live, exist, appear, die, cry. Những động từ này không thể biến đổi thành câu bị động.

Ví dụ 1:

The stars shine brightly at night.

→ Không thể chuyển thành câu bị động.

Ví dụ 2:

The tree grew taller every year.

→ Không có dạng bị động cho câu này.

Một số động từ: have (khi mang nghĩa “có” – sở hữu), lack, belong to, resemble, seem, appear, look, be

Những động từ như have, belong to, lack không thể được chuyển đổi thành câu bị động vì chúng không có đối tượng chịu tác động cụ thể.

Ví dụ 1:

This book belongs to Alice.

→ Không có dạng bị động.

Ví dụ 2:

He resembles his father.

→ Không có dạng bị động cho câu này.

Các dạng bài tập câu bị động (Passive voice) trong tiếng Anh

Câu bị động là một phần ngữ pháp không thể thiếu trong ngữ pháp tiếng Anh, đặc biệt trong các bài thi IELTS. Vì vậy, việc hiểu rõ cách chuyển đổi từ câu chủ động sang passive voice sẽ giúp bạn diễn đạt chính xác, mạch lạc và mang tính học thuật cao. Dưới đây là một số dạng bài tập passive voice giúp bạn rèn luyện kỹ năng này trong quá trình học ôn thi IELTS. Mỗi câu bị động bài tập đều được thiết kế nhằm kiểm tra khả năng vận dụng câu bị động trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.

Bài ôn tập câu bị động

Passive voice bài tập

Bài tập 1: Chuyển đổi câu chủ động sang câu bị động

Hãy chuyển các câu chủ động dưới đây thành câu bị động. (Dạng bài tập câu bị động cơ bản)

1. My brother cleans the house every weekend.

2. They will build a new hospital in the city center next year.

3. The chef has prepared a delicious meal for the guests.

4. Did the manager send the report to the CEO yesterday?

5. People speak English all over the world.

Bài tập 2: Hoàn thành các câu bị động bằng cách chia đúng dạng của động từ trong ngoặc

1. The new project __________ (approve) by the board of directors last week.

2. This book __________ (translate) into several languages already.

3. The students __________ (ask) to submit their assignments before the deadline.

4. A decision __________ (make) by the committee next Friday.

5. The email __________ (send) to you after the meeting finishes.

Bài tập 3: Chuyển câu hỏi chủ động sang câu hỏi bị động

1. When will they announce the results?

2. Who wrote this amazing novel?

3. Can the students complete the test on time?

4. Did they discover any new planets during the mission?

5. How often do you update the software?

Bài tập 4: Sắp xếp các từ để tạo thành câu bị động hoàn chỉnh

1. delivered / packages / the / were / yesterday / by / courier.

2. has / question / answered / been / your / by / teacher?

3. given / to / awards / students / the / will / next week / be.

4. is / homework / being / checked / now / by / the / teacher.

5. play / piano / can / the / by / be / this / anyone.

Bài tập 5: Viết lại câu bị động sang câu chủ động

1. The house was painted by the workers last summer.

2. A lot of trees have been planted by volunteers this year.

3. The concert will be organized by the city council.

4. The documents were signed by the CEO yesterday.

5. The letter had been sent to the wrong address by mistake.

Đáp án bài tập về câu bị động

Bài tập 1:

1. The house is cleaned by my brother every weekend.

2. A new hospital will be built in the city center next year.

3. A delicious meal has been prepared by the chef for the guests.

4. Was the report sent to the CEO by the manager yesterday?

5. English is spoken all over the world.

Bài tập 2:

1. was approved

2. has been translated

3. have been asked

4. will be made

5. will be sent

Bài tập 3:

1. When will the results be announced?

2. Who was this amazing novel written by?

3. Can the test be completed on time by the students?

4. Were any new planets discovered during the mission?

5. How often is the software updated?

Bài tập 4:

1. The packages were delivered by the courier yesterday.

2. Has your question been answered by the teacher?

3. The awards will be given to the students next week.

4. The homework is being checked by the teacher now.

5. This piano can be played by anyone.

Bài tập 5:

1. The workers painted the house last summer.

2. Volunteers have planted a lot of trees this year.

3. The city council will organize the concert.

4. The CEO signed the documents yesterday.

5. They had sent the letter to the wrong address by mistake.

Tự tin vận dụng những dạng câu bị động khi ôn luyện cùng Mc IELTS

Bạn lo lắng về việc sử dụng câu bị động trong bài thi IELTS? Đừng lo! Tại Mc IELTS, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết và luyện tập thường xuyên để làm chủ dạng câu quan trọng này, giúp bạn tự tin hơn khi thi. Mc IELTS không chỉ cung cấp cho bạn chương trình học IELTS hiệu quả mà còn tạo điều kiện để bạn thực hành, chỉnh sửa và nâng cao kỹ năng mỗi ngày.

ĐĂNG KÝ NGAY khóa học IELTS tại Trung tâm Anh ngữ Mc IELTS

ĐĂNG KÝ NGAY khóa học IELTS tại Trung tâm Anh ngữ Mc IELTS

Những quyền lợi đặc biệt khi đăng ký học IELTS tại Mc IELTS:

  • 6 buổi học 1-1 miễn phí mỗi tuần với cố vấn học tập để giải đáp thắc mắc và tăng cường luyện tập cá nhân.
  • Học lại hoàn toàn miễn phí nếu bạn không đạt điểm mục tiêu, đảm bảo sự đầu tư học tập của bạn không bao giờ lãng phí.
  • Tham gia nhóm học tập trực tuyến trên Facebook với sự góp mặt của các cựu giám khảo IELTS, giúp bạn tiếp cận những kinh nghiệm quý báu và thực tế từ chuyên gia.
  • Kho tài liệu IELTS online phong phú với hơn 50 đầu sách đa dạng, giúp bạn luyện thi IELTS trực tuyến mọi lúc, mọi nơi mà không phải lo thiếu tài liệu.
  • Hỗ trợ học bù và bảo lưu linh hoạt, giúp bạn dễ dàng điều chỉnh lịch học theo nhu cầu cá nhân mà không lo bỏ lỡ kiến thức.

Mc IELTS hiện đang cung cấp dịch vụ sửa bài Writing và Speaking miễn phí cho tất cả học viên trong nhóm Facebook Học IELTS cùng cựu giám khảo. Với sự sửa bài chi tiết và chuyên sâu từ các giáo viên, bạn sẽ không chỉ cải thiện kỹ năng mà còn hiểu rõ điểm yếu để khắc phục nhanh chóng.

Tham gia nhóm Facebook của Mc IELTS để được cựu giám khảo chấm chữa bài Speaking và Writing hoàn toàn miễn phí

Tham gia nhóm Facebook của Mc IELTS để được cựu giám khảo chấm chữa bài Speaking và Writing hoàn toàn miễn phí

Với hơn 1000 đánh giá xuất sắc từ học viên, Mc IELTS tự hào đạt:

Vì sao nên chọn học IELTS tại Mc IELTS?

Đánh giá tích cực của đông đảo cựu học viên

Như vậy, qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về cấu trúc và cách sử dụng câu bị động trong tiếng Anh. Đây là một kỹ năng quan trọng giúp bài viết và lời nói của bạn trở nên mạch lạc và chuyên nghiệp hơn, đặc biệt trong các kỳ thi như IELTS. Vì vậy, việc nắm vững câu passive voice sẽ giúp cải thiện khả năng ngữ pháp, đồng thời giúp bạn tự tin hơn trong việc diễn đạt các ý tưởng phức tạp. Nếu bạn muốn tiếp tục nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của mình hoặc cần sự hướng dẫn chi tiết hơn nhưng không biết đăng ký học IELTS ở đâu, thì đừng ngần ngại LIÊN HỆ NGAY với Mc IELTS. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục mục tiêu IELTS!

Liên Hệ Ngay

Tin tức liên quan

Bài viết cung cấp câu trả lời mẫu cho chủ đề A Good Advertisement You Found Useful trong IELTS Speaking Part 2 & 3. Ngoài việc hướng dẫn cách phát triển ý tưởng trong Part 2, bài viết còn cung cấp các câu trả lời mở rộng cho những câu hỏi khó hơn về quảng cáo và ảnh hưởng của chúng trong Part 3.

Tác giả: Phong Tran

Bài viết này giúp bạn trả lời chủ đề A Difficult Task You Completed and Felt Proud Of trong IELTS Speaking Part 2 & 3, với gợi ý chi tiết để phát triển câu chuyện trong Part 2 và trả lời các câu hỏi mở rộng liên quan đến thử thách, động lực và thành công trong Part 3.

Tác giả: Phong Tran

Bài viết cung cấp các câu trả lời mẫu cho chủ đề Successful Sports Person You Admire trong IELTS Speaking Part 2 & 3. Bạn sẽ học cách phát triển câu chuyện về một vận động viên mà bạn yêu thích và trả lời các câu hỏi mở rộng liên quan đến thể thao và thành công cá nhân.

Tác giả: Phong Tran

Bài viết cung cấp câu trả lời mẫu cho chủ đề Exciting Activity You Did with Someone Else trong IELTS Speaking Part 2. Bạn sẽ được hướng dẫn cách kể lại hoạt động thú vị một cách mạch lạc, sử dụng từ vựng đa dạng và triển khai ý tưởng logic, giúp bạn gây ấn tượng mạnh với giám khảo.

Tác giả: Phong Tran

Trải nghiệm dịch vụ kém tại một nhà hàng hoặc cửa hàng là điều mà nhiều người từng gặp phải. Trong IELTS Speaking Part 2 & 3, chủ đề này là cơ hội để bạn trình bày một câu chuyện thú vị và thể hiện kỹ năng mô tả chi tiết, cảm xúc cũng như sử dụng từ vựng đa dạng liên quan đến dịch vụ và khách hàng.

Tác giả: Phong Tran

Bài viết này cung cấp hướng dẫn chi tiết và câu trả lời mẫu cho chủ đề Successful Person Who You Once Studied or Worked With trong IELTS Speaking Part 2 & 3. Bạn sẽ học được cách phát triển câu chuyện mạch lạc, sử dụng từ vựng phù hợp và chuẩn bị sẵn ý tưởng cho các câu hỏi mở rộng.

Tác giả: Phong Tran

Nhận lộ trình IELTS TỐI ƯU theo yêu cầu

    five × 1 =

    0906897772