Hiểu rõ cấu trúc và các dạng câu hỏi trong IELTS Listening
Tổng quan về bài thi IELTS Listening
Listening là một phần thi quan trọng trong thi IELTS, đánh giá khả năng của thí sinh trong việc nắm bắt thông tin, ý chính và các chi tiết cụ thể. Để có kết quả tốt và đạt band điểm cao, bạn cần nắm vững cấu trúc của bài kiểm tra và các loại câu hỏi khác nhau. Cùng Mc IELTS tìm hiểu kỹ lưỡng cấu trúc đề thi IELTS Listening và các chiến lược đối phó hiệu quả với mỗi dạng câu hỏi thường gặp thông qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Cấu trúc đề thi IELTS Listening được chia thành bốn phần:
Phần 1: Một đoạn hội thoại trao đổi thông tin giữa 2 người về chủ đề thông dụng xoay quanh cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ: form đăng ký hành lý du lịch, book phòng khách sạn,…
Phần 2: Một đoạn độc thoại đặc trưng về một chủ đề cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ: một hướng dẫn giới thiệu về một địa điểm du lịch, một bài thuyết trình về bảo tàng,…
Phần 3: Một cuộc hội thoại giữa 3 – 4 người về chủ đề giáo dục.
Ví dụ: cuộc thảo luận nhóm, sinh viên thảo luận về bài tập,…
Phần 4: Một đoạn độc thoại liên quan đến học thuật.
Ví dụ: một bài giảng ở trường đại học, bảo vệ môi trường,…
Các dạng bài trong phần thi IELTS Listening
1. Dạng câu hỏi Multiple choice
Giải thích: Chọn đáp án đúng trong ba đáp án A, B, C.
Phương pháp: Đọc kỹ các câu hỏi và đáp án trước khi bản audio được phát, tập trung vào các từ khóa chính.
⚡ Mẹo: Đây có thể là một dạng bài khó nhất. Thông thường, tất cả các lựa chọn đều được đề cập trong bản ghi âm, nhưng chỉ có 1 hoặc 2 đáp án là đúng. Những đáp án còn lại là để “bẫy” khả năng nghe của bạn.
Ví dụ:
Question: “What does the speaker suggest for stress relief?”
Options:
- A. Taking a walk
- B. Meditation
- C. Watching movies
- D. Reading a book
Audio: “While some people find solace in watching movies or reading a book after a long day, I highly recommend either taking a walk or indulging in meditation for genuine stress relief.”
Như vậy ta thấy watching movies và reading a book được đề cập đến nhằm mục đích bậy. Đáp án chính xác là A và B
2. Dạng câu hỏi Matching
Giải thích: Bạn sẽ phải ghép các thông tin ở hai danh sách được đưa ra cho phù hợp với nhau.
Phương pháp: Bạn nên tranh thủ xem qua tất cả đáp án để có cái nhìn tổng quan trước khi nghe audio. Dự đoán bối cảnh của đoạn ghi âm và các đáp án có thể chọn.
⚡ Mẹo: Lắng nghe cả những đáp án đã được đề cập và những phương án có thể gây nhiễu.
Ví dụ:
Match speakers A, B, C to their favorite sports.
Options: Tennis, Football, Swimming, Basketball, Running.
Người nói A: “I’ve played tennis occasionally, and my brother loves football. But ever since childhood, I’ve always felt the most alive when I’m swimming.”
Như vậy ta thấy tennis và football được đề cập đến nhằm mục đích bẫy. Nhưng favorite sport đúng chính là swimming.
3. Dạng câu hỏi Plan/Map/Diagram Labelling
Giải thích: Dựa trên audio, lựa chọn từ, cụm từ hoặc câu trả lời đúng nhất với ô trống trong một hình ảnh cụ thể được cho.
Phương pháp: Nhìn thật kỹ hình ảnh và dự đoán các đáp án tiềm năng trước khi bản audio bắt đầu.
⚡ Mẹo: Đối với một sơ đồ, bạn có thể cần theo dõi chuyển động của người nói từ một điểm này đến một điểm khác, có thể quay trở lại điểm khởi đầu sau mỗi mô tả. Đối với một bản đồ tuyến, theo dõi hành trình từ điểm A đến điểm B, lưu ý các địa điểm quan trọng trên đường.
Ví dụ về sơ đồ:
Một đoạn hội thoại miêu tả bố cục trường học bắt đầu từ lối vào. Sau khi t chỉ ra thư viện ở bên trái lối vào, người hướng dẫn có thể quay lại lối vào trước khi đề cập đến căng tin ở bên phải.
Ví dụ về bản đồ tuyến:
Một đoạn hội thoại hướng dẫn đi từ Công viên A đến Nhà hát B, bao gồm các chi tiết các địa danh và tên đường phố trên đường đi.
4. Dạng câu hỏi Form, Note, Table, Flowchart Completion
Giải thích: Điền vào những ô trống trong biểu mẫu đã cho dựa trên bản ghi âm.
Phương pháp: Dự đoán các đáp án có thể xảy ra dựa trên ngữ cảnh xung quanh các ô trống.
⚡ Mẹo: Thông thường, để làm đề thi ít phức tạp hơn, hãy luôn chú ý đến giới hạn từ và ngữ cảnh.
Ví dụ:
Completing a table detailing the benefits of various fruits.
Audio: “While apples are praised for their fiber content, bananas are a rich source of potassium.”
5. Dạng câu hỏi hoàn thành câu
Giải thích: Điền vào những ô trống trong một câu.
Phương pháp: Lắng nghe thật cẩn thận những thông tin cụ thể xung quanh ô trống.
⚡ Mẹo: Thường để dễ dàng hơn, các câu trả lời được đề cập một cách rõ ràng trong bản audio mà không cần sử dụng các câu “bẫy”.
Ví dụ:
“According to the speaker, the museum is _____ every Monday.”
Audio: “Remember, the museum remains closed every Monday.”
6. Dạng câu hỏi Short-answer Questions
Giải thích: Tóm tắt đoạn hội thoại và trả lời ngắn gọn dựa trên bản ghi âm.
Phương pháp: Lắng nghe để tìm hiểu thông tin cụ thể.
⚡ Mẹo: Tương tự như hoàn thành câu, chúng thường dễ dàng với các thông tin được đề cập rõ ràng trong bản ghi âm mà không cần sử dụng các câu để “bẫy”.
Ví dụ:
Question: “Which animal is endangered according to the speaker?”
Audio: “Among the many creatures we discussed, it’s the snow leopard that’s currently facing the threat of extinction.”
Mẹo luyện thi IELTS Listening hiệu quả
Để đạt band điểm cao trong bài thi IELTS Listening, bạn cần nhiều kỹ năng hơn chứ không chỉ là mỗi khả năng lắng nghe tốt. Tiếp cận và thực hành các chiến lược có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong hiệu suất và kết quả của bạn. Dưới đây là một số mẹo quan trọng để giúp bạn tối ưu hóa điểm số của mình:
1. Thực hành lắng nghe chủ động:
Hãy tập thói quen nghe podcast, tin tức hoặc xem phim tài liệu bằng tiếng Anh. Nội dung và giọng điệu càng đa dạng càng tốt.
2. Tiếp xúc với các chất giọng khác nhau
Bài thi IELTS Listening có sự tham gia của người nói đến từ nhiều quốc gia, từ Úc đến Canada. Việc làm quen với các giọng điệu tiếng Anh khác nhau sẽ chuẩn bị cho bạn tránh được khỏi bất kỳ sự bất ngờ nào trong ngày thi.
3. Mở rộng vốn từ vựng của bạn
Từ vựng của bạn càng phong phú, bạn càng có thể thu thập nhiều thông tin về ngữ cảnh ngay cả khi bạn có bị bỏ lỡ một hoặc hai từ trong quá trình thi. Việc học thêm và ôn lại từ mới một cách đều đặn có thể làm cải thiện khả năng nghe của bạn.
4. Luôn tuân thủ giới hạn từ
Nếu một câu hỏi xác định giới hạn từ (ví dụ: “NO MORE THAN 3 WORDS”), hãy ghi nhớ và tuân thủ nó. Các câu trả lời vượt quá giới hạn từ sẽ bị đánh dấu là không đúng.
5. Luôn giữ bình tĩnh
Nếu bạn bỏ lỡ một câu trả lời, đừng để nó làm bạn hoang mang. Hãy tiếp tục lắng nghe và tập trung vào câu hỏi tiếp theo. Bạn có thể trở lại làm câu hỏi bỏ lỡ nếu thời gian cho phép.
6. Luyện tập bài nghe nhiều lần
Lần nghe đầu tiên: Khi luyện tập, nghe bản audio từ đầu đến cuối mà không tạm dừng. Điều này tương tự với điều kiện thực tế của bài kiểm tra.
Lần nghe thứ hai: Chạy bản audio một lần nữa. Lần này, tạm dừng sau mỗi câu hoặc mỗi câu trả lời. Sau khi tạm dừng, kiểm tra câu trả lời của bạn cho phần đó. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về đáp án, những khúc mắc bạn đang gặp phải và nâng cao khả năng nghe của của bạn.
Lần nghe thứ ba: Nghe lại và xem script. Điều này sẽ giúp bạn nghe và nhận biết rõ từng âm từng chữ cái
7. Tập dự đoán các câu trả lời
Trước khi bản audio bắt đầu, hãy đọc nhanh qua các câu hỏi và dự đoán các dạng câu trả lời có thể xảy ra, đó có thể là một cái tên, một địa điểm, một ngày hẹn hay một lý do nào đó. Điều này giúp bạn chủ động tìm kiếm và nhận thấy các thông tin cần thiết trong phần nghe.
8. Cảnh giác với các mẫu câu gây nhiễu và bẫy
Như đã được đề cập trong phần giải thích về các loại câu hỏi, bài thi IELTS Listening thường chứa thông tin được thiết kế để kiểm tra xem bạn có thực sự hiểu nội dung không. Hãy luôn tỉnh táo.
9. Tập viết ghi chú
Mặc dù bạn không thể tạm dừng bản ghi âm trong bài kiểm tra thực tế, bạn có thể và nên viết ra những ghi chú và lưu ý của mình. Điều này đặc biệt hữu ích để ghi nhớ các chi tiết cụ thể hoặc chuỗi thông tin.
10. Luyện tập, luyện tập và luyện tập
Bạn càng làm quen với cấu trúc và các thách thức của bài thi IELTS Listening, bạn sẽ càng tự tin trong khả năng lắng nghe và làm bài của mình. Việc thực hành thường xuyên, ưu tiên là dưới điều kiện giống như khi làm bài kiểm tra thức, có thể cải thiện đáng kể band điểm của bạn.
Bằng cách thực hiện và áp dụng đồng thời những mẹo này vào quá trình chuẩn bị cho bài thi IELTS Listening, bạn không chỉ nâng cao khả năng nghe mà còn cải thiện chiến lược làm bài của mình. Hãy nhớ rằng việc luyện tập, thực hành và sự chuẩn bị kỹ lưỡng là chìa khóa để đạt điểm cao trong bài thi này!
Kết Luận
Để thành thạo trong việc làm bài thi IELTS Listening, bạn cần kết hợp việc nắm rõ cấu trúc đề thi và luyện tập các chiến lược hiệu quả phù hợp với từng loại câu hỏi trong bài. Những thông tin được chia sẻ trong bài viết này và có kế hoạch ôn luyện hiệu quả sẽ giúp đỡ bạn đạt mục tiêu với điểm số ấn tượng.
Xem thêm: TOP 10 TÀI LIỆU IELTS HAY BẠN CẦN PHẢI BIẾT
Xem thêm: MẤT BAO LÂU THỜI GIAN HỌC IELTS ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU CỦA BẠN?
Nhận lộ trình IELTS TỐI ƯU theo yêu cầu