Chinh Phục Section 1 IELTS Listening: Các Phương Pháp Dự Đoán Câu Trả Lời Từ Ngữ Cảnh Và Chủ Đề

Giới thiệu

Listening Skill

Phần thi IELTS Listening là một phần thi cốt lõi, đánh giá năng lực hiểu biệt được tiếng Anh nói thông qua nhiều ngữ cảnh khác nhau. Cụ thể, trong part 1, thí sinh được nghe về một tình huống giao tiếp, trò chuyện thường nhật, kiểm tra về khả năng hiểu rõ những chi tiết trong một cuộc hội thoại tiếng Anh thường ngày. Vì thế, chúng ta không thể không nhấn mạnh sự quan trọng của việc phát triển kỹ năng dự đoán trong phần thi này, bởi nó giữ vai trò quan trọng trong việc diễn giải ngữ cảnh. nội dung giao tiếp thực tiễn hằng ngày.

Tổng quan về Section 1 trong IELTS Listening

Trong Section 1, các cuộc trò chuyện hoặc đối thoại thường được đặt trong các ngữ cảnh, môi trường xã hội, đời sống hàng ngày. Đó có thể bao gồm các hoạt động như đặt lịch, yêu cầu thông tin về dịch vụ, hoặc các giao dịch nào đó. Những đoạn đối thoại này được xây dựng nhằm phản ánh, mô phỏng lại các tình huống thực tế, vì thế việc nắm bắt và hiểu rõ các ngữ cảnh thông dụng sẽ là một lợi thế lớn cho thí sinh.

Kỹ năng nghe và dự đoán hiệu quả trong Section 1 

  • Dấu hiệu ngữ cảnh: 

Hiểu rõ bối cảnh và nội dung mở đầu là chìa khóa để dự báo diễn biến của cuộc trò chuyện. Chẳng hạn, trong một cuộc đối thoại tại đại lý du lịch, người nói sẽ nhắc đến những chi tiết liên quan đến các kế hoạch, thời gian, và điểm đến. Phần đầu của audio sẽ thường xuyên cung cấp những thông tin quan trọng về bối cảnh, hỗ trợ trong việc dự đoán loại thông tin sẽ được thảo luận sau đó.

  • Dự đoán chủ đề và từ vựng phổ biến: 

Việc làm quen với các chủ đề thường gặp trong Section 1 là rất quan trọng. Các chủ đề này có thể bao gồm thông tin về việc đặt lịch hẹn, đặt chỗ cho đến việc giải đáp những thắc mắc hay thực hiện các yêu cầu thông thường nào đó. Am hiểu từ vựng liên quan đến các chủ đề này sẽ giúp bạn dễ dàng hiểu và dự đoán mạch trò chuyện.

  • Tập trung vào thông tin cụ thể, chi tiết: 

Section 1 thường đòi hỏi khả năng nghe và nhận diện tên, ngày, địa điểm, và các chi tiết cụ thể khác. Phát triển khả năng lắng nghe và nắm bắt những thông tin này là yếu tố quan trọng để trả lời chính xác các câu hỏi.

Ví dụ cụ thể

Bối cảnh: Đặt phòng khách sạn

Khi có tình huống đặt 1 phòng khách sạn, cuộc hội thoại sẽ thường chứa những thông tin sau:

  • Loại phòng và sở thích: Đề cập đến phòng đơn, phòng đôi, hoặc phòng gia đình, cũng như bất kỳ yêu cầu đặc biệt nào như phòng có tầm nhìn như thế nào hoặc ưu tiên phòng không hút thuốc.. 

Ví dụ:  Room Type: Double room

  • Ngày lưu trú: Chú ý tới ngày check-in và check-out. Đây là những thông tin trung tâm và thường được nhắc đến trong những ngữ cảnh khác nhau.

Ví dụ: Dates of Stay: April 21st and 22nd

  • Thông tin cá nhân: Tên và địa chỉ hoặc thông tin về email để xác nhận đặt phòng

Ví dụ: Name for Reservation: John Smith

  • Thông tin thanh toán: Những chi tiết về phương thức thanh toán (thẻ tín dụng, thanh toán tiền mặt tại chỗ) và những thông tin đặt cọc. 

Ví dụ: Payment Method: Visa card

  • Những dịch vụ ngoài: Thắc mắc liên quan về các tiện nghi như Wi-Fi, lựa chọn bữa sáng hoặc dịch vụ đưa đón sân bay.

Ví dụ: Special Request: Sea view 

Additional Service: Breakfast included

Bối cảnh: Tham gia một khóa học ngôn ngữ

Trong một cuộc đối thoại liên quan đến việc đăng ký một khóa học ngôn ngữ, những thông tin này có thể xuất hiện:

  • Trình độ và loại khóa học: Đề cập tới trình độ của người đăng ký như: Dành cho người mới bắt đầu, trung cấp hay là nâng cao và các khóa tổng quát, cấp tốc, đặc thù (như là Tiếng Anh thương mại),…

Ví dụ: Course Level: Intermediate

  • Thời gian và lịch trình: Thông tin về khóa học kéo dài trong bao lâu và được tổ chực cụ thể vào lúc nào. 

Ví dụ: Course Schedule: Evening course

  • Thông tin đăng ký: Thông tin cá nhân cần thiết cho việc đăng ký, như tên, tuổi, hoặc quốc tịch. 

Ví dụ: Student Name: Maria Gonzalez

  • Học phí và phương thức thanh toán: Chi phí của khóa học, hạn chót thanh toán, và các phương thức thanh toán được chấp nhận.
  • Tài liệu và nguồn tham khảo: Thảo luận về sách giáo khoa hoặc tài liệu trực tuyến cần thiết.

Ví dụ: Materials Required: Textbook

Bối cảnh: Đặt lịch hẹn với bác sỹ

Đối với cuộc đối thoại đề cập tới việc đặt một lịch hẹn với bác sỹ, những thông tin này có thể xuất hiện:

  • Lý do cho buổi hẹn: Mặc dù chi tiết về mặt y khoa cụ thể có thể không được cung cấp nhưng các cụm từ chung chung như “khám sức khỏe định kỳ” hoặc “khám theo dõi” có thể được sử dụng.

Ví dụ: Appointment Reason: Follow-up visit

  • Ngày, thời gian hẹn: Lịch hẹn phù hợp với lịch trình của bác sĩ và người khám bệnh, bao gồm những thông tin chi tiết các ngày cụ thể trong tuần hoặc thời gian trong ngày.

Ví dụ: Preferred Time: Morning

  • Thông tin cá nhân: Tên của người thăm khám, đôi khi có thể đề cập tới ngày sinh hoặc số ID của bệnh nhân để xác thực.

Ví dụ: Patient’s name: Wilson

  • Thông tin về bảo hiểm: Thông tin chi tiết về bảo hiểm y tế, có thể bao gồm việc cung cấp tên hoặc số hợp đồng bảo hiểm.

Ví dụ: Insurance Provider: HealthPlus Insurance

  • Thông tin xác nhận: Tóm tắt chi tiết cuộc hẹn, bao gồm ngày, giờ và tên bác sĩ để xác nhận.

Những bẫy thường gặp và cách phòng tránh

  • Tránh dự đoán quá mức và hiểu lầm thông tin:  Mặc dù việc dự đoán là một kỹ năng hữu ích, nhưng dựa quá nhiều vào nó có thể gây ra những sai sót không đáng có. Quan trọng là phải tìm được sự cân bằng giữa việc dự đoán và lắng nghe một cách tập trung chú ý, luôn sẵn sàng thích nghi với thông tin thực tế trong audio.
  • Tránh bị phân tâm và làm quen với các chất giọng lạ: Một trong những thách thức thường gặp là bạn phải giữ được sự tập trung trong khi đối mặt với những yếu tố gây phân tâm hoặc khi nghe những chất giọng lạ, không quen thuộc. Việc xây dựng một phong cách nghe tập trung và làm quen với nhiều chất giọng khác nhau sẽ giúp giảm bớt những khó khăn này.

Kết luận

Việc rèn luyện kỹ năng nghe và dự đoán là một phần quan trọng không thể thiếu để vượt qua Section 1 trong phần thi IELTS Listening. Điều này yêu cầu sự kiên trì trong việc luyện tập, sự hiểu biết sâu rộng về ngữ cảnh, và cách thức tư duy nhạy bén trong việc áp dụng các kỹ thuật này. Bằng cách mài giũa những kỹ năng này, các thí sinh sẽ cải thiện đáng kể khả năng của mình trong việc nắm bắt và trả lời chính xác các câu hỏi, từ đó vượt qua thách thức của phần thi này một cách xuất sắc.

 

Tin tức liên quan

Bài viết cung cấp các câu trả lời mẫu cho chủ đề Robots trong IELTS Speaking Part 1, giúp bạn hiểu cách phát triển câu trả lời, sử dụng từ vựng linh hoạt và đạt điểm cao hơn. Ngoài ra, bài viết sẽ gợi ý những cụm từ chủ chốt để bạn áp dụng ngay trong phần thi của mình.

Tác giả: Phong Tran

Bài viết giới thiệu cách trả lời chủ đề Running trong IELTS Speaking Part 1, giúp bạn nắm vững cách trình bày ý tưởng, sử dụng từ vựng phù hợp và đạt điểm cao. Ngoài ra, bài viết cung cấp những cụm từ thông dụng liên quan đến chạy bộ để áp dụng hiệu quả.

Tác giả: Phong Tran

Bài viết cung cấp các câu trả lời mẫu cho chủ đề Chatting trong IELTS Speaking Part 1, hướng dẫn bạn cách phát triển ý tưởng, sử dụng từ vựng và cấu trúc câu phù hợp để đạt điểm cao. Đồng thời, bài viết sẽ gợi ý những cụm từ quan trọng giúp bạn tự tin khi đối thoại.

Tác giả: Phong Tran

Bài viết này cung cấp các câu trả lời mẫu cho chủ đề Gifts trong IELTS Speaking Part 1, giúp bạn nắm bắt cách trả lời tự nhiên và phát triển ý tưởng hiệu quả. Ngoài ra, bài viết còn gợi ý những cụm từ vựng hữu ích để áp dụng ngay trong phần thi.

Tác giả: Phong Tran

Bài viết này giới thiệu các câu trả lời mẫu cho chủ đề Geography trong IELTS Speaking Part 1, giúp bạn làm quen với cách trả lời, sử dụng từ vựng chuyên ngành và phát triển ý tưởng để gây ấn tượng với giám khảo.

Tác giả: Phong Tran

Bài viết này mang đến các câu trả lời mẫu cho chủ đề Helping Others trong IELTS Speaking Part 1, đồng thời hướng dẫn bạn cách sử dụng từ vựng liên quan và triển khai ý tưởng một cách tự nhiên, mạch lạc.

Tác giả: Phong Tran

Nhận lộ trình IELTS TỐI ƯU theo yêu cầu

    one + ten =

    0906897772