Nói như thế nào trong IELTS Speaking Part 1 để đạt điểm cao?

Nói như thế nào trong IELTS Speaking Part 1 để đạt điểm cao như mong đợi? Đó là một câu hỏi mà hầu hết các thí sinh khi đi thi đều thắc mắc. Bốn điều quan trọng trong bất kỳ Part nào trong Speaking mà bạn đều phải chú ý là: Vocabulary (từ vựng), Grammar (ngữ pháp), Giving Information (thêm thông tin) và Coherence (độ mạch lạc). Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi IELTS sắp tới, hãy cùng Mc IELTS tìm hiểu thêm nhé!

Nói như thế nào trong IELTS Speaking Part 1

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH

  • Trong Part 1, giám khảo chủ yếu đánh giá về hai điều:
    • i) từ vựng thông thường
    • ii) ngữ pháp cơ bản.
  • Đối với hầu hết mọi câu trả lời, bạn nên đưa ra câu trả lời gồm hai phần: câu trả lời trực tiếp và thông tin bổ sung. “Câu trả lời trực tiếp” không có nghĩa là “trả lời ngay lập tức”. Nó có nghĩa là câu trả lời đi thẳng vào vấn đề được hỏi. Bạn nên cung cấp thêm nhiều thông tin, bao gồm cảm xúc và ý kiến cá nhân về chủ đề được hỏi. Các thông tin này có thể đi kèm với câu trả lời trực tiếp. Bạn có thể thêm các mệnh đề quan hệ vào câu trả lời. 
  • Sẵn sàng bày tỏ cảm xúc, ngay cả khi câu hỏi không trực tiếp hỏi về điều đó. Trước tiên, hãy trả lời trực tiếp câu hỏi. Sau đó, nếu bạn không thể nghĩ ra bất kỳ thông tin phù hợp nào khác để thêm vào, hãy nói về cảm xúc của bạn. Bất cứ khi nào bạn trả lời một câu hỏi về cảm xúc, quan điểm hoặc sở thích/không thích, hãy luôn thêm vào ít nhất một lý do khiến bạn có quan điểm hoặc cảm xúc đó. Điều này sẽ giúp ban giám khảo đánh giá cao câu trả lời của bạn.
  • Các câu hỏi trong Part 1 sẽ lần lượt và liên tục với tổng cộng khoảng 12 câu hỏi, thuộc ba chủ đề khác nhau. Giám khảo giới thiệu ngắn gọn từng chủ đề mới bằng những từ như “Let’s talk about… now.” Lắng nghe cẩn thận khi giám khảo thông báo chủ đề. Thông tin đó có thể giúp bạn đoán trước những câu hỏi sau.
  • Giám khảo thường sẽ không nói gì khi bạn trả lời từng câu hỏi, hoặc họ sẽ trả lời rất ngắn, chẳng hạn như “À!”, “Mmm!”, “OK”, “Thank you”, “Good!”, “That’s interesting.”. Giám khảo sẽ không (hoặc không nên) thảo luận câu hỏi với bạn trong Part 1.
  • Bạn không thể hỏi giám khảo những câu hỏi như “I’m from Ho Chi Minh City – have you ever been there?” Hoặc, “I like basketball. Do you like it?”. Tuy nhiên, bạn có thể yêu cầu giám khảo nhắc lại câu hỏi nếu bạn chưa hiểu rõ. Chỉ cần nói “Pardon?” hoặc “Sorry?” nếu bạn muốn giám khảo lặp lại câu hỏi. Đừng ngại đặt những câu hỏi cho ban giám khảo để hiểu rõ câu hỏi. Yêu cầu làm rõ là một kỹ năng giao tiếp tốt và giám khảo sẽ xem xét kỹ năng giao tiếp của bạn khi cho điểm.
  • Nếu giám khảo yêu cầu bạn lặp lại những gì bạn vừa nói vì họ không hiểu, hãy cẩn thận khi lặp lại chính xác những từ giống nhau. Bạn nên cố gắng thay đổi một số từ khi lặp lại câu trả lời của mình. Nếu bạn lặp lại chính xác những từ giống nhau, đôi khi giám khảo sẽ vẫn không hiểu bạn! Điều này là do vấn đề thường không chỉ là về phát âm mà là sự kết hợp của hai điều – phát âm không chính xác và lựa chọn từ ngữ không phù hợp.
  • Độ dài trung bình của mỗi câu trả lời trong Part 1 nên dài khoảng 20 giây. Một vài câu trả lời có thể ngắn tới 10 giây và một hoặc hai câu trả lời có thể dài tới 30 giây. Nhưng hầu hết các câu trả lời nên từ 15 đến 25 giây. Trong thời gian ngắn này, cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt.
  • Đừng cảm thấy bị xúc phạm nếu giám khảo ngắt lời bạn. Giám khảo có trách nhiệm kiểm  soát thời gian làm bài và giữ cho bài thi diễn ra liên tục. Trong phần thi Nói, có những giới hạn thời gian nghiêm ngặt đối với các phần khác nhau của bài thi.
  • Cố gắng đừng suy nghĩ quá lâu trước khi trả lời một câu hỏi. Nếu bạn không thể nghĩ ra bất cứ điều gì để nói ngay lập tức, bạn có thể đưa ra nhận xét về câu hỏi. Nhưng đừng làm điều đó quá thường xuyên. (Ví dụ: “That’s a difficult/unusual/interesting question”). Bạn cũng có thể nói điều gì đó chẳng hạn như “Let me think about that.”. Nhưng đừng suy nghĩ quá lâu trước khi bạn bắt đầu trả lời câu hỏi.
  • Bạn cũng có thể nói dối nếu điều đó giúp bạn nói tốt hơn, đặc biệt là để thể hiện từ vựng. Giám khảo quan tâm đến khả năng nói của bạn hơn là sự thật mà bạn nói. Tuy nhiên, hãy cố gắng nói sự thật càng nhiều càng tốt. Theo cách đó bạn sẽ nói một cách thuyết phục hơn.
  • Cố gắng không thể hiện rằng bạn đang trả lời với đáp án được học thuộc lòng trước. Nếu họ cảm thấy bạn đang trả lời một cách máy móc hay thuộc lòng, họ có thể sẽ hỏi những câu khó hơn bình thường. Những câu trả lời được học thuộc không thể được đánh giá như khả năng giao tiếp của ứng viên.
  • Nếu bạn chuẩn bị một câu trả lời hoàn chỉnh và khá dài cho một câu hỏi, bạn nên:
    • Đừng lặp lại hoặc thực hành câu trả lời giống hệt nhau 100% sau mỗi lần bạn nói. Thay vào đó, hãy thay đổi câu trả lời một chút mỗi khi bạn nói câu đó. Hoặc, bạn có thể không nhớ 100% câu trả lời mà chỉ nhớ ý tưởng chính của câu.
    • Bất cứ khi nào bạn thực hành một câu trả lời, hãy nói một cách tự nhiên, như bạn đang nói chuyện với người khác. Việc thực hành bất kỳ câu trả lời nào bằng cách nói như rô bốt sẽ ảnh hưởng đến cách bạn nói trong bài kiểm tra. Điều này sẽ làm cho ban giám khảo nghĩ rằng bạn đã chuẩn bị câu trả lời trước bài kiểm tra.

NÓI NHƯ THẾ NÀO TRONG IELTS SPEAKING PART 1

Nói như thế nào để đạt điểm Từ vựng cao trong IELTS Speaking Part 1

Nói như thế nào để có điểm từ vựng trong IELTS Speaking Part 1

Một trong những tiêu chí quan trọng trong Part 1 (cũng là tiêu chí quan trọng trong toàn bộ bài thi), là vốn từ vựng của bạn. 

Trong thời gian ôn luyện, bạn nên trau dồi từ vựng cho nhiều chủ đề khác nhau. Các từ vựng trong những quyển “IELTS Vocabulary” chủ yếu dành cho kỹ năng Đọc và Viết. Nhiều từ trong những quyển này cũng phù hợp với phần thi Speaking Part 1. Tuy nhiên, cũng có một số từ trong đó lại không phù hợp và quá trang trọng.

Bạn có thể nói dối để trả lời câu hỏi theo hướng mà bạn tự tin thể hiện được vốn từ vựng một cách tốt nhất. Ví dụ, nếu giám khảo hỏi bạn, “Do you have anything on the walls of your home (or, your room)?”. Sự thật có thể là bạn không có gì trên tường nhà vì bạn không muốn làm hỏng tường. Nhưng hướng trả lời đó không nói được nhiều từ vựng. Do đó, nếu bạn (không trung thực) nói với giám khảo về rất nhiều thứ mà bạn có trên tường, có thể bao gồm trong câu trả lời của bạn một đoạn mô tả ngắn về một bức tranh, bạn sẽ nhận được nhiều điểm hơn cho từ vựng.

Một ví dụ khác là chủ đề “housework” – việc nhà. Nhiều ứng viên rất ít làm việc nhà, ngoài việc dọn dẹp phòng riêng. Bạn có thể nói sự thật và giải thích lý do tại sao bạn không làm nhiều việc nhà. Điều đó khá tốt nếu bạn có thể sử dụng ngôn ngữ tốt để trả lời. Bạn cũng có thể trả lời rằng bạn thỉnh thoảng rửa bát hoặc giúp mẹ nhặt rau cho bữa tối. 

Nói như thế nào để đạt điểm Ngữ pháp cao trong IELTS Speaking Part 1

Nói như thế nào để có điểm ngữ pháp trong IELTS Speaking Part 1

Sử dụng cùng thì động từ

Trong IELTS Speaking có nhiều loại câu hỏi khác nhau, đặc biệt là các thì khác nhau của động từ. Đôi khi, khi bạn thêm thông tin bổ sung, bạn phải thay đổi thì của động từ hoặc loại ngữ pháp nhưng thường thì bạn nên tiếp tục với cùng một ngữ pháp. 

Trong một số trường hợp, câu hỏi ở thì hiện tại hoàn thành nhưng câu trả lời nên ở thì quá khứ. 

Ví dụ: “Have you received any (on-the-job) training at work?”

Câu trả lời phù hợp nhất có thể là “Yes, I have”. Bạn có thể tiếp tục sử dụng thì hiện tại hoàn thành nhưng sẽ tốt hơn nếu chuyển sang thì quá khứ và nói thời gian cụ thể hơn khi điều đó xảy ra. 

Ví dụ: “Yes, I have. I was trained how to give presentations to my customers when I first started this job.”

Lưu ý rằng bất cứ khi nào sử dụng thì quá khứ, bạn nên cung cấp một số thông tin về thời điểm trong quá khứ. Bạn có thể sử dụng “many years ago”, hoặc các cách diễn đạt tương tự để chỉ thời gian trong quá khứ. 

Hiểu các cách sử dụng khác nhau của từ “would”. 

Giám khảo thường hỏi: “Would you say…?”, ví dụ  “Would you say your hometown is a good place for children to grow up?” Điều đó có nghĩa là, “Do you think your hometown is a good place for children to grow up?”. Thực tế, câu đó có nghĩa là  “In your judgment, is your hometown a good place  …”.

Câu trả lời đầu tiên của bạn nên là “Yes, I would”, không nên trả lời “Yes, I do.” Bạn cũng có thể trả lời “Not really.”

Trả lời câu hỏi có từ “would”

Nếu câu hỏi sử dụng động từ “would” thì câu trả lời cũng nên sử dụng “would” hoặc các động từ tương đương, chứ không sử dụng “will”. Ví dụ: “What would you suggest a visitor to China see and do?”

Câu trả lời có thể:

  • “I’d suggest they visit the Great Wall and …” = “I’d suggest visiting the Great Wall and …” = “I’d recommend they visit the Great Wall and …” = “I’d recommend visiting the Great Wall and …” = “I’d encourage them to visit the Great Wall and …”

= “I’d tell them to visit the Great Wall and …” (Câu trả lời này sẽ không được đánh giá cao như các câu trên, bởi vì “tell” mang nghĩa chung chung hơn “suggest”. Câu trả lời này phù hợp hơn với câu hỏi “What would you say to a visitor to China?”

Trả lời câu hỏi Yes/No một cách phù hợp

Câu hỏi Yes/No là câu hỏi được trả lời đơn giản với Yes hoặc No. Nhiều câu hỏi trong IELTS Speaking sẽ là câu hỏi Yes/No. Có sự khác biệt lớn giữa các ứng viên đạt band 4.0 – 5.0 và ứng viên đạt 7.0+. 

Hầu hết mọi câu hỏi trong IELTS Speaking (không chỉ câu hỏi Yes/No) đều yêu cầu bạn đưa ra hai phần cho câu trả lời của mình. Để cải thiện điểm Speaking, bạn có thể trả lời theo hai phần:

  1. Đầu tiên, hãy trả lời trực tiếp câu hỏi, sử dụng một câu ngắn.
  2. Sau đó, bổ sung một số thông tin phù hợp với câu trả trước đó. 

Đối với các câu hỏi Yes/No, việc chỉ nói một từ Yes hoặc No không sai về mặt ngữ pháp. Tuy nhiên, nên tránh điều này trong bài thi Nói. Lý do là vì có nhiều cách tốt hơn để chỉ nói Yes hoặc No.  

Thậm chí nhiều ứng viên sẽ bỏ qua phần (1) và chỉ trả lời một cách gián tiếp. Hạn chế trả lời câu hỏi một cách gián tiếp. Ví dụ: 

“Do you watch TV very much?” => “I rarely watch TV because I’m so busy with my work.” hoặc “Because I’m so busy with my work, I rarely watch TV.”

Nên trả lời câu hỏi trực tiếp hơn:

“No, I don’t. I rarely watch TV because I’m so busy with my work.

“No, I don’t because I’m so busy with my work.”

“Not really, no. I rarely watch TV because I’m so busy with my work.” 

Sử dụng thì quá khứ khi Nói trong IELTS Speaking 

Chú ý về cách sử dụng thì quá khứ, đặc biệt là thì quá khứ của động từ bất quy tắc. Điều này rất quan trọng nếu bạn thật sự muốn đạt điểm 6.0 Speaking trở lên. 

Sử dụng câu phức trong IELTS Speaking Part 1

Luôn tìm cơ hội để sử dụng các câu phức nhiều hơn. Bạn có thể thêm thông tin bằng các câu đơn giản. Tuy nhiên, các câu phức sẽ giúp cho bạn có nhiều cơ hội hơn để đạt 6.0 trở lên. Một trong các cách phổ biến nhất để tạo thành câu phức là sử dụng mệnh đề quan hệ. 

Đặc biệt khi giám khảo yêu cầu bạn đưa ra một số ví dụ về điều gì đó, đừng chỉ kể ra một danh sách từ. Điều đó cho thấy vốn từ vựng tốt nhưng ngữ pháp lại quá đơn giản. Thay vào đó, hãy cố gắng thêm nhận xét cho một số từ bạn nói bằng cách sử dụng từ “which” và thêm thông tin bổ sung. Ví dụ khi ban giám khảo hỏi ứng viên đã học những môn gì ở trường trung học. Bạn có thể trả lời “Well, I study Chemistry, Physics, which I find quite difficult, to tell you the truth, History, English, …”.

Bạn cần tập đặt câu với các đại từ quan hệ khác để đặt câu nhanh chóng và tốt hơn khi thi.

Tránh lặp lại chính xác nhiều từ trong câu hỏi

Khi trả lời, (trong hầu hết các trường hợp) hãy cố gắng tránh lặp lại chính xác từ trong câu hỏi quá nhiều lần. Điều này áp dụng cho các danh từ chính trong câu hỏi. Nó bao gồm cả danh động từ (gerunds), đại diện cho một hoạt động. Thay vì lặp lại chính xác từ đó, hãy sử dụng một đại từ phù hợp để thay thế. Ví dụ: “Do you like animals?” => “Yes, I like them very much”. 

Cung cấp thêm thông tin

cung cấp thông tin trong IELTS Speaking Part 1

WH-question – Câu hỏi có từ để hỏi

Ngoài việc cung cấp thông tin bằng cách sử dụng mệnh để quan hệ, nhiều câu hỏi trong Part 1 không chỉ là những câu hỏi đơn giản mà thay vào đó là câu hỏi yêu cầu cung cấp thêm thông tin. Ví dụ: Giám khảo hỏi bạn đang học hoặc đã học môn gì ở trường trung học. Bạn nên thoải mái thêm thông tin khi kể tên các môn học của mình. Nó có thể bao gồm cả thông tin cá nhân, chẳng hạn như cảm nhận của bạn về một số môn học này.

Yes/No question – Câu hỏi Yes/No

Một dạng khác để bạn cung cấp thêm thông tin là với câu hỏi dạng Yes/No như: “Do you like sport?”, “Do you like art?”, “Do you like cooking?”, “Do you like to watch TV?”

Vì đây là câu hỏi về những điều bạn thích và không thích, bạn phải nêu ít nhất một số thông tin về lý do tại sao bạn thích hoặc không thích nó. Nếu không, giám khảo phải hỏi bạn, “Why?” Đây là một trong những quy tắc mà giám khảo phải tuân theo. Nếu họ phải hỏi bạn điều đó quá thường xuyên, bạn sẽ gây ấn tượng xấu và sẽ không đạt được điểm cao trong bài thi.

Bạn nên bắt đầu câu trả lời của mình bằng “Yes, I do” (hoặc “No, I don’t” hoặc “Not really”). Sau đó cung cấp thêm thông tin về cảm xúc, đặc biệt là về lý do tại sao bạn cảm thấy như vậy về chủ đề này. 

Bạn có thể thêm một số thông tin khác. Ví dụ: bạn có thể nói loại thể thao, nghệ thuật, âm nhạc hoặc chương trình truyền hình mà bạn thích, thời điểm bạn làm điều đó, bạn thích điều đó đã bao lâu, tần suất bạn làm điều đó, bạn làm điều đó với ai, hoặc bất cứ điều gì về chủ đề được hỏi. Tuy nhiên, nên biết khi nào nên dừng lại! Đối với câu hỏi “Do you like… ?”, bạn chỉ cần bổ sung một ít thông tin, không cần phải là một lời giải thích dài dòng. Nghĩa là bạn chỉ cần bổ sung lý do tại sao bạn thích nó và/hoặc khía cạnh hoặc ví dụ nào về nó mà bạn thích nhất.

Độ mạch lạc (Coherence) trong IELTS Speaking Part 1

Độ mạch lạc trong IELTS Speaking Part 1

Nói mạch lạc nghĩa là nói dễ hiểu, rõ ràng và có logic. Điều đầu tiên trong các câu hỏi của Speaking Part 1 là đưa ra câu trả lời trực tiếp.  

Bạn cũng có thể nói thích điều gì đó ngay cả khi bạn không làm điều đó thường xuyên. Ví dụ: bơi ở bãi biển, thăm sở thú.

Nếu bạn nhận được một câu hỏi, “Do you prefer X, or Y?”, sau đó chọn X hoặc Y. Bạn không cần bắt đầu câu trả lời bằng “Yes” hoặc “No” bởi vì câu hỏi có “hoặc” trong đó không phải là câu hỏi Có/Không.

Đưa ra các ví dụ, đưa ra lý do cho cảm xúc và sở thích của bạn, bao gồm cả giải thích trong câu trả lời giúp giám khảo hiểu rõ câu trả lời của bạn và câu trả lời được mạch lạc hơn.

Xem thêm:

KẾT LUẬN

Như vậy, nói như thế nào trong IELTS Speaking Part 1 để đạt điểm cao là điều mà nhiều ứng viên khá quan tâm. Điều này sẽ giúp cho ứng viên có thể chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho kỳ thi. Để biết rõ hơn về lộ trình học, còn ngần ngại gì mà không đăng ký Test trình độ ngay với Mc IELTS. Mọi nhu cầu về tư vấn khóa học, Anh/Chị có thể liên hệ trực tiếp qua Email/ Hotline (028) 6676 9900, (028) 6670 0044, 090 689 7772 (Mr. Bảo) hoặc trực tiếp tại Phòng ghi danh trung tâm Mc IELTS.

Tin tức liên quan
Flowers IELTS Speaking

Chủ đề Flowers IELTS Speaking có vẻ đơn giản nhưng lại đòi hỏi bạn phải biết cách diễn đạt tinh tế và sử dụng từ vựng phù hợp để tạo ấn tượng trong phần thi IELTS Speaking Part 1. Vậy bạn đã biết cách để miêu tả một cách sinh động về loài hoa bạn […]

Tác giả: Mc IELTS

IELTS Speaking Topic Crime

IELTS Speaking Topic Crime là một trong những đề tài khó, đòi hỏi bạn phải nắm vững từ vựng chuyên ngành và biết cách diễn đạt quan điểm một cách mạch lạc, thuyết phục. Từ những câu hỏi đơn giản về quan điểm cá nhân trong Part 1, 2 đến những câu hỏi phân tích […]

Tác giả: Mc IELTS

Describe a famous person

Describe a famous person là một trong những chủ đề thú vị nhưng cũng đầy thách thức trong bài thi IELTS Speaking. Làm sao để miêu tả chi tiết về người đó, nêu bật những thành tựu và lý do tại sao họ lại được ngưỡng mộ, mà vẫn giữ được sự tự nhiên và […]

Tác giả: Mc IELTS

Talk about an invention

Khi bắt gặp topic Talk about an invention thì bạn sẽ miêu tả một phát minh nào trong bài thi IELTS Speaking? Liệu đó có phải là một phát minh công nghệ làm thay đổi cuộc sống, hay một sáng chế mang tính đột phá trong lĩnh vực khác? Chủ đề này thường gây khó […]

Tác giả: Mc IELTS

Talk about Tet holiday

Talk about Tet holiday là chủ đề quen thuộc đối với người dân Việt Nam, song, có thể bạn sẽ gặp khó khăn khi đối mặt với topic này trong các bài thi tiếng Anh học thuật như IELTS Speaking Part 2 & 3. Làm sao để miêu tả sinh động những phong tục truyền […]

Tác giả: Mc IELTS

IELTS Speaking Part 1 Garbage

Trong thời đại mà mỗi chúng ta đều phải đối mặt với các vấn đề môi trường, rác thải nhựa trở thành một đề tài nóng bỏng và không thể bỏ qua. Chủ đề này không chỉ phản ánh một thực trạng cấp bách mà còn là cơ hội để bạn thể hiện ý thức […]

Tác giả: Mc IELTS

Nhận lộ trình IELTS TỐI ƯU theo yêu cầu

    2 + eleven =

    0906897772