Top 10 cặp từ/ cụm từ dễ nghe nhầm trong IELTS Listening (Phần 2)

Giới thiệu

Trong phần 1 của bài viết, chúng ta đã tìm hiểu về một số từ và cụm từ thường gặp mà thí sinh thường nhầm lẫn. Trong phần 2 này, chúng ta sẽ tiếp tục khám phá thêm 10 từ/ cụm từ thường bị nghe nhầm trong IELTS. Bằng cách hiểu rõ hơn về cách sử dụng và ngữ cảnh của từng từ, bạn sẽ có thể tránh được những sai sót đáng tiếc và nâng cao điểm số của mình trong phần thi nghe IELTS.

IELTS Listening là một phần không thể thiếu trong kỳ thi IELTS, và đôi khi việc phân biệt giữa các từ hoặc cụm từ có phát âm giống nhau có thể trở nên khá phức tạp cho người học. Những từ này, mặc dù nghe rất giống nhau trong phần thi nghe, thường mang theo ngữ nghĩa hoàn toàn khác biệt. Điều này dễ dàng gây ra những sai sót không đáng có trong bài làm của bạn.

10 cặp từ/ cụm từ thường bị nghe nhầm (Phần 2)

“Allowed” vs. “Aloud”

Phát âm: “Allowed” ([əˈlaʊd]) and “Aloud” ([əˈlaʊd]) là những từ đồng âm, phát âm giống nhau nhưng nó được dùng trong những ngữ cảnh khác nhau.

Example 1: “Children are not allowed to enter the restricted area of the museum.” 

Example 2: “She read the poem aloud to let everyone in the room hear the touching verses.”

Lưu ý: Chú ý kỹ tới ngữ cảnh của câu; nếu đang thảo luận về quyền hạn, quy định hoặc theo sau bởi một động từ thì lúc đó “allowed” có khả năng cao đang được sử dụng. Mặt khác, nếu đang thảo luận về một giọng nói, cách đọc, cách nói chuyện, đặc biệt nhắc tới âm lượng thì “aloud” mới là từ đang được nhắc tới.

“Hear” vs. “Here”

Phát âm: “Hear” ([hɪr]) and “Here” ([hɪr]) là những từ đồng âm nhưng được sử dụng với mục đích ngữ pháp khác nhau

  • Example 1: “Can you hear the birds chirping early in the morning?”
  • Example 2: “Place the files here, on the left side of the desk.” 

Lưu ý: Tập trung lắng nghe vai trò của từ trong câu. Nếu nó được dùng như là 1 động từ, đặc biệt liên quan đến âm thanh,việc lắng nghe hoặc trải nghiệm về mặt thính giác, thì đó có thể là “hear”. Còn nếu nó chỉ ra một nơi nào đó hoặc một địa điểm, hay nếu nó được sử dụng cùng với các động từ mô tả việc xác định vị trị thì là “here”

“Beach” vs. “Beech”

Phát âm: “Beach” ([biːʧ]) and “Beech” cùng là một cặp từ đồng âm khác và có thể phân biệt qua ngữ cảnh của câu.

  • Example 1: “The sunset view from the beach was absolutely breathtaking.” 
  • Example 2: “The beech trees in autumn display a brilliant array of colors.” 

Lưu ý: Chú ý tới bối cảnh xung quanh từ; nếu bối cảnh có đề cập tới cát, sóng hay các hành động nghỉ mát như tắm nắng hay bơi lội thì khả năng cao là từ “beach”. Còn nếu đề cập tới là, cành cây, hay các cuộc đối thoại liên quan tới rừng, núi, “beech” (một loại cây thuộc họ Fagaceae) là từ có khả năng đang được sử dụng.

“Flour” vs. “Flower”

Phát âm:  “Flour” ([flaʊər]) and “Flower” ([flaʊər]) có cách phát âm hoàn toàn giống nhau nhưng nó được sử dụng trong các tình huống khác nhau:

  • Example 1: “She needed more flour to finish the cake batter.” 
  • Example 2: “He bought her a bouquet of fresh flowers for their anniversary.” 

Lưu ý: Để mắt tới yếu tố ngữ cảnh; nếu câu đề cập tới việc nước bánh, trộn bột hoặc các nguyên liệu làm bánh, từ đang được sử dụng là “flour”. Còn đối với những đoạn đối thoại đang thảo luận về cây cỏ, màu sắc, vườn cây hay có thể là quà tặng thì “flower” mới là từ ngữ thích hợp. 

“Wood” vs. “Would”

Phát âm: “Wood” ([wʊd]) and “Would” ([wʊd]) có cách phát âm tương tự nhau nhưng lại khác biệt hoàn toàn về mặt ngữ nghĩa.

  • Example 1: “The wood from the old barn was repurposed to create unique furniture pieces.” 
  • Example 2: “I would love to visit Rome someday.”

Lưu ý: Chú ý tới cấu trúc và thì được được sử dụng trong câu; từ “wood” sẽ thường được sử dụng trong câu đề cập tới vật liệu, chất liệu hoặc cây cỏ. Còn nếu nó đề cập tới khả năng trong tương lai hay được sử dụng như là modal verb, chỉ ra một tình huống có điều kiện, đó là “would”.

“Stationary” vs. “Stationery”

Phát âm: “Stationary” ([ˈsteɪʃəˌnɛri]) và “Stationery” ([ˈsteɪʃəˌnɛri]) nghe có vẻ giống nhau nhưng ngữ nghĩa liên quan đến những thứ khác nhau.

  • Example 1: “The car remained stationary until the parade was over.” 
  • Example 2: “The company ordered a new set of stationery with the updated logo.” 

Lưu ý: Tập trung vào các điểm chỉ báo liên quan tới ngữ cảnh. Nếu cuộc trò chuyện liên quan đến chuyển động (hoặc việc thiếu chuyển động), phương tiện, hay vị trí, đó có thể là từ “stationary”. Nếu đang thảo luận về vật liệu để viết, vật tư văn phòng, hoặc đang trong bối cảnh trường học, “stationery” là từ đang cần sử dụng.

“Compliment” vs. “Complement”

Phát âm: “Compliment” ([ˈkɒmplɪmənt]) và “Complement” ([ˈkɒmplɪmənt]) là các từ đồng âm, nhưng có thể phân biệt chúng qua cách sử dụng.

  • Example 1: “She received a compliment on her eloquent speech.” 
  • Example 2: “The wine was a perfect complement to the main course.”

Lưu ý: Lắng nghe các cuộc trò chuyện xung quanh từ ngữ đó. “Compliment” được sử dụng trong khi nói về lời khen, một đánh giá hoặc phản hồi tích cực. Khi cuộc đối thoại xoay quanh những thứ làm tăng giá trị cho nhau hoặc bổ sung với nhau, thì nó đang đề cập tới từ “complement”.

“Hour” vs. “Our”

Phát âm: “Hour” ([aʊər]) và “Our” ([aʊər]) có thể nghe giống nhau nhưng có chức năng khác nhau trong câu. 

  • Example 1: “It took an hour to complete the task.” 
  • Example 2: “Our family goes on a vacation every summer.” 

Lưu ý: Chú ý đến cấu trúc của cuộc trò chuyện. Nếu đang thảo luận về khoảng thời gian, “hour” là lựa chọn đúng. Mặt khác, nếu chủ đề liên quan đến sở hữu hoặc một nhóm tập thể, “our” là từ bạn cần tìm kiếm.

“Principal” vs. “Principle”

Phát âm: “Principal” ([ˈprɪnsəpəl]) và “Principle” ([ˈprɪnsɪpəl]) có thể bị nhầm lẫn do việc phát âm tương đối giống nhau.

  • Example 1: “The school principal will address the students during the morning assembly.” 
  • Example 2: “One of our core principles is to ensure customer satisfaction.”

Lưu ý: Phân biệt chúng bằng cách nhìn vào vai trò của từ và ngữ cảnh xung quanh nó; nếu nói về một người lãnh đạo hoặc thực thể chính trong lĩnh vực giáo dục, “principal” là từ được dùng. Nếu thảo luận về quy tắc, giá trị, hoặc niềm tin có tính chất nền tảng, “principle” là từ thích hợp.

“Bored” vs. “Board”

Phát âm: “Bored” ([bɔːrd]) và “Board” ([bɔːrd]) có cách phát âm tương tự nhưng có nghĩa khác nhau.

  • Example 1: “She was bored with the monotonous routine.” 
  • Example 2: “He carefully cut the board to fit the frame.”

Lưu ý: Chú ý xem liệu ngữ cảnh đang đề cập tới tình cảm, cảm xúc hay thực thể, đồ vật xung quanh. Nếu đang nói về cảm xúc hay trạng thái tình cảm, hoặc sự chú tâm, “bored” là từ phù hợp. Khi cuộc thảo luận đề cập tới các bề mặt phẳng hoặc ban điều hành 1 công ty nào đó, hoặc phương tiện giao thông, “board” là từ được sử dụng.

Kết bài

Đối mặt với những từ hoặc cụm từ đồng âm trong kỳ thi IELTS Listening có thể là một thách thức cho nhiều người. Tuy nhiên, bằng cách tập trung vào ngữ cảnh và sử dụng kiến thức đã học, bạn có thể phân biệt chúng một cách hiệu quả. Nhớ rằng việc nhận biết và phân biệt được những từ này không chỉ giúp bạn tránh được những sai sót, mà còn giúp bạn tự tin hơn khi thực hiện bài thi. Hy vọng rằng, qua hai phần của bài viết này, bạn đã có thêm những công cụ và kiến thức cần thiết để đối diện và vượt qua phần nghe của kỳ thi IELTS. Chúc bạn thi tốt và đạt được số điểm mong muốn.

Tin tức liên quan
Singing IELTS Speaking Part 1

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào để nói về Singing IELTS Speaking Part 1 một cách ấn tượng chưa? Dù bạn là người đam mê ca hát hay chỉ thích nghe nhạc, việc trình bày sở thích này trước giám khảo có thể là cơ hội để bạn ghi điểm. Làm sao […]

Tác giả: Mc IELTS

Speaking Part 1 Study

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm sao để nói về chủ đề Speaking Part 1 Study một cách tự nhiên và ấn tượng chưa? Liệu bạn có đang lo lắng về cách diễn đạt quá trình học tập của mình hay thảo luận về giáo dục một cách mạch lạc? Bài viết này của […]

Tác giả: Mc IELTS

Advertisement IELTS Speaking

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào để nói về quảng cáo (advertising) một cách ấn tượng trong bài thi IELTS Speaking? Làm sao để miêu tả một quảng cáo mà bạn yêu thích hoặc thảo luận về vai trò của quảng cáo trong cuộc sống hàng ngày một cách mạch lạc và […]

Tác giả: Mc IELTS

IELTS Speaking Topic Toys

Chủ đề Toys không chỉ gợi nhớ về những kỷ niệm tuổi thơ mà còn mở ra nhiều góc nhìn thú vị trong bài thi IELTS Speaking. Từ việc miêu tả món đồ chơi yêu thích, đến việc thảo luận về vai trò của đồ chơi trong phát triển trẻ em và xã hội hiện […]

Tác giả: Mc IELTS

Colour Speaking Part 1

Trong kỳ thi IELTS Speaking, bạn đã bao giờ gặp phải những câu hỏi về màu sắc (color) và cảm thấy bối rối vì không biết nên trả lời thế nào cho thật ấn tượng? Chủ đề Colour Speaking Part 1, 2, 3 không chỉ yêu cầu bạn mô tả màu sắc yêu thích, mà […]

Tác giả: Mc IELTS

IELTS Stay up

Chủ đề IELTS Stay up thường gợi lên những câu chuyện thú vị và đầy bất ngờ trong cuộc sống hàng ngày, và đây cũng là một trong những đề tài thú vị mà bạn có thể gặp trong Speaking Part 1. Làm cách nào để bạn có thể miêu tả thói quen thức khuya […]

Tác giả: Mc IELTS

Nhận lộ trình IELTS TỐI ƯU theo yêu cầu

    1 × 4 =

    0906897772