Phương pháp cân bằng thời gian giữa hai phần thi Reading và Writing trong IELTS

Giới thiệu

Hành trình học tập và trau dồi các kỹ năng cần thiết để gặt hái sự thành công trong kỳ thi IELTS là một quá trình đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ, các bạn sẽ phải học cách lập kế hoạch chiến lược học tập cụ thể, qua đó quản lý thời gian học của bản thân một cách hiệu quả. Việc cân bằng thời gian giữa phần thi Reading và Writing là một thách thức đáng chú ý. Mỗi phần thi đều yêu cầu ở các thí sinh một bộ kỹ năng riêng biệt và độc đáo cùng với đó là các chiến lược chuyên sâu. Bởi vậy, bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn những chiến lược để đảm bảo rằng bạn được chuẩn bị tốt nhất để có thể hoàn thành hai phần thi Reading và Writing trong IELTS. 

Tìm hiểu về yêu cầu của phần thi Reading và Writing trong IELTS

Phần thi Reading bao gồm một loạt các đoạn văn với nhiều nội dung đa dạng, theo sau là các kiểu câu hỏi kiểm tra khả năng của các ứng viên liên quan đến kỹ năng này, trong đó bao gồm đọc để hiểu ý chính và chi tiết nội dung, để từ đó nhận diện được ý kiến, thái độ và mục đích của tác giả mang đến trong đoạn văn. 

Ngược lại, đối với phần thi Writing, đề thường sẽ bao gồm hai nhiệm vụ chính yêu cầu các thí sinh phải thể hiện kỹ năng viết của mình dưới các mẫu dạng bài khác nhau – một bài báo cáo dựa trên dữ liệu biểu đồ và một bài luận về một chủ đề được cho trước. Vì thế cho nên, việc nhận diện được các bộ kỹ năng đa dạng, cần thiết cho mỗi phần thi là bước đầu tiên để bạn có thể cân bằng thời gian học tập hiệu quả dành cho hai phần thi kỹ năng này. 

Tầm quan trọng của việc lên lịch trình học tập, ôn luyện cá nhân

Hãy tạo cho mình một thời gian biểu học tập phù hợp với tốc độ và sở thích học tập cá nhân. Bạn nên ưu tiên dành nhiều thời gian cho các dạng bài mà bạn nhận thấy mình đang gặp thách thức với chúng. Đảm bảo rằng cả hai kỹ năng Reading và Writing đều không bị bỏ qua. 

Phần thi Reading – Mẹo và kỹ thuật xử lý

Hãy bắt đầu với những câu hỏi bạn thấy chúng dễ dàng để giải quyết, và đảm bảo rằng bạn sẽ nắm chắc được số điểm của các câu hỏi này. 

Ví dụ: Nếu dạng câu hỏi “list selection questions” (câu hỏi chọn danh sách) dường như dễ làm hơn đối với bạn thì hãy hoàn thành chúng trước khi chuyển sang các câu hỏi khó khăn hơn như “sentence completion” (hoàn thành câu). 

Bạn phải phân bổ thời gian một cách khôn ngoan: Cố gắng chỉ dành 20 phút cho mỗi đoạn văn và các câu hỏi liên quan, dành thời gian để kiểm tra kỹ lưỡng mỗi bài. 

Phần thi Writing – Mẹo và kỹ thuật xử lý

Task 2: Viết bài luận về một chủ đề đã cho – hãy bắt đầu làm từ đây:

  • Dành những phút đầu tiên để nắm bắt nội dung đề đưa ra và động não để lên những ý tưởng, luận điểm, dẫn chứng có liên quan đến đề. Ta nên ưu tiên viết Task 2 trước vì nó chiếm số điểm cao hơn trong phần thi Writing. 

Ví dụ: Đưa ra chủ đề như: “Discuss the advantages and disadvantages of online learning”, bạn có thể sẽ muốn ghi lại những ưu điểm như tính linh hoạt, khả năng tiếp cận một cách tích cực và những khuyết điểm như sự thiếu tương tác xã hội trực tiếp cũng như những thách thức của công nghệ. Sau đó, chọn ra những luận điểm hấp dẫn nhất để đưa vào bài luận của bạn. 

  • Đừng bỏ qua bước lập dàn ý này, bởi nếu không người viết sẽ dễ sa vào việc kể lan man, ý tưởng rời rạc hoặc thiếu mạch lạc. Bạn hãy cố gắng dành 3-5 phút để lên dàn ý trước khi bắt tay vào viết đoạn văn.
  • Dành khoảng 35 phút còn lại cho việc viết Task 2. Sau khi đã động não, hãy sắp xếp các suy nghĩ, luận điểm của bạn một cách mạch lạc thành các đoạn văn để đảm bảo sự rõ ràng và dễ hiểu. 
  • Nếu bạn chưa tự tin về khả năng ngữ pháp của mình, hãy đọc kĩ lại mỗi đoạn sau khi viết để chắc chắn rằng bạn không mắc phải các lỗi ngữ pháp hoặc chính tả do bất cẩn. Ngay ra những thí sinh ở trình độ cao nhất cũng có thể mắc phải các lỗi cơ bản do sơ suất. Điều đó có thể khiến bài viết bị trừ điểm và mang lại kết quả không đáng mong đợi.
  • Luyện tập: Hãy lập ra một checklist kiểm tra các lỗi vặt có thể mắc phải khi viết. Sau khi bạn viết xong một bài (hoặc một đoạn), bạn có thể xem qua checklist này để nhận biết và hạn chế chúng. 

Dưới đây là một checklist để các bạn tham khảo: 

Checklist kiểm tra các lỗi vặt có thể mắc phải khi viết

Task 1: Viết báo cáo dựa trên dữ liệu đồ họa;

  • Dành ra 20 phút để hoàn thành Task 1, hãy bắt đầu bằng cách phân tích tỉ mỉ biểu đồ hoặc sơ đồ đề đã cho, nhờ đó xác định được các xu hướng hoặc tính năng chính cần được làm nổi bật trong bài viết. 
    • Nếu chưa tự tin về khả năng phân tích dữ liệu của mình, hãy cố gắng thực hành bằng cách đọc dữ liệu/ biểu đồ từ các trang uy tín và ghi chú các xu hướng chính. Việc phân tích một cách logic có thể giúp bạn đạt điểm cao ở tiêu chí “Task Achievement” và “Cohesion and Coherence” trong bài thi. 
  • Ngoài ra, hãy làm quen các chỉ số đo lường cơ bản như “%” và “thousands” để có thể đọc được biểu đồ một cách chính xác và hiệu quả hơn. Các cụm từ thay thế lẫn nhau như “every person/ per capita” hoặc “every year/ per annum” cũng rất hữu ích để giúp bạn sử dụng luân phiên lẫn nhau, tránh tình trạng lặp từ 

Các chiến lược tích hợp cho sự chuẩn bị của phần thi Reading và Writing trong IELTS

Hãy phát huy khả năng tổng hợp thông tin trong quá trình ôn luyện của bạn bằng cách kết hợp các hoạt động thực hành luyện tập nâng cao cả kỹ năng Reading lẫn Writing. Hành động này có thể bao gồm việc tập nhuần nhuyễn cách tóm tắt các đoạn văn đọc, thực hành viết các bài luận dựa trên các văn bản đọc, hoặc tạo ra các câu hỏi dựa trên tài liệu đọc đã có. 

Ví dụ: Khi bạn chọn một bài báo ý nghĩa có truyền trải nhiều nội dung, hãy đọc nó cẩn thận và sau đó thực hành viết một bản tóm tắt mạch lạc hay một bài luận nhận định về bài báo. Bài tập này sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng hiểu biết và thúc đẩy khả năng diễn đạt suy nghĩ, ý tưởng một cách có tổ chức, logic hơn. 

Vai trò của các bài thi thử và việc thực hành làm bài dựa trên thời gian thi thực tế

Thực hành các bài thi mô phỏng trước tại nhà sẽ giúp các thí sinh dễ dàng thích nghi hơn với điều kiện thực tế khi tham gia kỳ thi chính thức, thông qua đó, giúp bạn mài dũa khả năng quản lý thời gian của một cách hiệu quả. 

Ví dụ: Sau khi hoàn thành một bài thi thử, bạn hãy xem xét cẩn thận hiệu suất làm bài của mình. Nhận diện các loại câu hỏi bản thân đã gặp trong bài, bao gồm các dạng câu hỏi chiếm nhiều thời gian để giải quyết hơn, và cách giải quyết để có thể khắc phục vấn đề ấy. 

Vượt qua những vấn đề thường gặp phải

Ta phải biết nhận diện các vấn đề gây cản trở hiệu suất học tập của bản thân và xây dựng những chiến lược nhằm vượt qua chúng một cách hiệu quả.

Ví dụ: Nếu một số dạng câu hỏi trong phần thi Reading như “matching heading” gây khó khăn cho bạn, chúng cũng sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng đọc lướt và đọc nhanh văn bản (skimming & scanning) của bạn. Vì vậy hãy thực hành luyện tập các loại câu hỏi này nhiều hơn, phân tích cẩn thận từng bước khi làm bài để nhận biết những gì mình cần cải thiện. 

Cải thiện và điều chỉnh liên tục thời gian và chiến lược học tập cá nhân

Các ứng viên nên phát triển một chiến lược học tập linh hoạt, dễ dàng thích nghi với sự tiến bộ và nhu cầu thay đổi của bản thân bạn. 

Ví dụ: Đánh giá theo định kỳ phương pháp học tập của bạn. Cụ thể, nếu theo thời gian, phần Task 2 – Writing trở nên dễ dàng để giải quyết hơn nhưng Task 1 – Writing vẫn khiến bạn gặp khó khăn với nhiều dạng biểu đồ khác nhau, hãy cân nhắc chỉnh sửa lại thời gian biểu để tập trung chú trọng vào phần Task 1 nhiều hơn. 

Kết luận

Sự hiểu biết về những yêu cầu riêng biệt của các phần thi Reading và Writing trong kỳ thi IELTS, đồng thời kết hợp với các chiến lược giải quyết linh hoạt, việc này là rất cần thiết sẽ giúp các ứng viên cải thiện liên tục, tạo ra nền tảng để tối ưu hóa hiệu suất học tập, biến các thách thức thành bước đệm hướng đến thành công trong IELTS.

Tin tức liên quan

Bài viết này giúp bạn trả lời chủ đề A Difficult Task You Completed and Felt Proud Of trong IELTS Speaking Part 2 & 3, với gợi ý chi tiết để phát triển câu chuyện trong Part 2 và trả lời các câu hỏi mở rộng liên quan đến thử thách, động lực và thành công trong Part 3.

Tác giả: Phong Tran

Bài viết cung cấp câu trả lời mẫu cho chủ đề A Good Advertisement You Found Useful trong IELTS Speaking Part 2 & 3. Ngoài việc hướng dẫn cách phát triển ý tưởng trong Part 2, bài viết còn cung cấp các câu trả lời mở rộng cho những câu hỏi khó hơn về quảng cáo và ảnh hưởng của chúng trong Part 3.

Tác giả: Phong Tran

Bài viết cung cấp các câu trả lời mẫu cho chủ đề Successful Sports Person You Admire trong IELTS Speaking Part 2 & 3. Bạn sẽ học cách phát triển câu chuyện về một vận động viên mà bạn yêu thích và trả lời các câu hỏi mở rộng liên quan đến thể thao và thành công cá nhân.

Tác giả: Phong Tran

Trải nghiệm dịch vụ kém tại một nhà hàng hoặc cửa hàng là điều mà nhiều người từng gặp phải. Trong IELTS Speaking Part 2 & 3, chủ đề này là cơ hội để bạn trình bày một câu chuyện thú vị và thể hiện kỹ năng mô tả chi tiết, cảm xúc cũng như sử dụng từ vựng đa dạng liên quan đến dịch vụ và khách hàng.

Tác giả: Phong Tran

Bài viết cung cấp câu trả lời mẫu cho chủ đề Exciting Activity You Did with Someone Else trong IELTS Speaking Part 2. Bạn sẽ được hướng dẫn cách kể lại hoạt động thú vị một cách mạch lạc, sử dụng từ vựng đa dạng và triển khai ý tưởng logic, giúp bạn gây ấn tượng mạnh với giám khảo.

Tác giả: Phong Tran

Bài viết này cung cấp hướng dẫn chi tiết và câu trả lời mẫu cho chủ đề Successful Person Who You Once Studied or Worked With trong IELTS Speaking Part 2 & 3. Bạn sẽ học được cách phát triển câu chuyện mạch lạc, sử dụng từ vựng phù hợp và chuẩn bị sẵn ý tưởng cho các câu hỏi mở rộng.

Tác giả: Phong Tran

Nhận lộ trình IELTS TỐI ƯU theo yêu cầu

    17 − five =

    0906897772