Các sai lầm cần tránh khi học IELTS Writing

Đối mặt với hành trình học IELTS Writing đầy thử thách, nhiều thí sinh thường băn khoăn không biết phải bắt đầu từ đâu. Ngày nay, với sự hỗ trợ của internet, rất nhiều tài nguyên học tập đã được chia sẻ rộng rãi, bao gồm các lời khuyên, bài viết mẫu và các dịch vụ chấm chữa bài. Tuy nhiên, dù đã nỗ lực hết mình, nhiều học viên vẫn chưa thể đạt được mục tiêu của mình. Hãy cùng nhau tìm hiểu một số sai lầm thường gặp để tránh mắc phải nhé:

Luyện đề quá sớm 

IELTS được biết đến là một kỳ thi mang tính phân hóa cao, đủ khó để thách thức cả những học viên xuất sắc nhất. Phần thi IELTS không chỉ kiểm tra năng lực ngôn ngữ mà còn đánh giá kiến thức về xã hội, yêu cầu người thi không chỉ thông thạo tiếng Anh mà còn phải hiểu biết rộng lớn về nhiều vấn đề. Nhiều thí sinh đã mô tả IELTS như một cuộc đua marathon căng thẳng kéo dài 3 giờ đồng hồ, với yêu cầu tập trung liên tục và cao độ.

Do đó, đối với những bạn mới bắt đầu chuẩn bị cho IELTS từ trình độ trung cấp,  trước tiên nên tập trung rèn luyện từ vựng, ngữ pháp và làm quen với các dạng đề khác nhau.

 

Tham khảo các nguồn sách tự học IELTS tại đây.  

 

Ôn rời rạc, không theo chủ đề

Việc sa đà vào luyện đề quá sớm có thể khiến bạn mất đi tính chủ động trong việc học từ vựng và ghi nhận ý tưởng. Một số học viên có thói quen ghi lại từ vựng mới từ một bài Reading và lập tức chuyển sang một bài tập khác với chủ đề hoàn toàn khác biệt. Việc này sẽ khiến cách ghi chú từ thiếu hệ thống, khó ôn tập và giảm khả năng ghi nhớ của người học. 

Một cách tiếp cận tốt hơn là hệ thống tài liệu theo chủ đề và thiết kế cách ghi chú khoa học. Phần notebook từ vựng của bạn nên được chia theo các topic thường xuất hiện ở IELTS, chẳng hạn như “Family” “Communication” “Technology” “Environment”. 

 

Xem thêm các từ vựng và ý tưởng cho chủ đề Technology tại đây.  

 

Chỉ tập trung ôn từ vựng và ngữ pháp

Từ vựng và ngữ pháp là yếu tố cơ bản trong kỳ thi IELTS, nhưng khả năng sắp xếp ý tưởng một cách mạch lạc và diễn đạt chúng một cách rõ ràng cũng không kém phần quan trọng. Theo tiêu chí chấm điểm (Band Descriptors) được công bố bởi tổ chức IELTS, khả năng viết đúng trọng tâm và mạch lạc của bài viết chiếm tới 50% tiêu chí đánh giá. Điều này có nghĩa là, để đạt được điểm số cao, thí sinh cần lựa chọn từ vựng và cấu trúc câu một cách khéo léo, đảm bảo rằng ý tưởng của họ được truyền đạt một cách phù hợp và hiệu quả nhất. Sử dụng quá mức các từ vựng hay cấu trúc câu phức tạp mà không cân nhắc kỹ lưỡng có thể làm giảm chất lượng bài viết, dẫn đến việc đánh giá thấp tổng thể của bài thi hơn so với kỳ vọng.

 

Cùng tham khảo 2 ví dụ về vấn đề này: 

Example 1: Reading enriches the mind by introducing new ideas, enhancing memory, and improving analytical skills. It also benefits emotional well-being by reducing stress. These advantages highlight reading’s role in personal development.

 

Example 2: Reading books is indubitably beneficent, augmenting brain’s elasticity and emotional equilibrium. It propulses individuals into forefront ideations, ameliorating memory and analytical cogitations. This illuminates reading’s pivotal role in daily sophistications.

 

Ví dụ 1 đưa ra ý tưởng rõ ràng về các lợi ích đạt được từ việc đọc. Các từ “introducing new ideas”, “enhancing memory” “improving analytical skills” được sử dụng một cách phù hợp vì chúng là những cụm từ kết hợp (collocation*) thông dụng trong chủ đề. Ngoài ra, Ví dụ 1 sử dụng các cấu trúc ngữ pháp chặt chẽ và chính xác. Trong khi đó, Ví dụ 2 sử dụng các từ khó và hiếm nhưng lại không thực sự phù hợp với nhau, khiến phần câu tổng thể rối rắm và gượng gạo. Hơn nữa, “ indubitably beneficent” trong Ví dụ 2 thật chất chưa chính xác về mặt ngữ pháp (Cần phải là “ indubitably beneficial”), khiến phần điểm ở tiêu chí này bị cắt giảm. 

 

*Collocation bao gồm các từ được sử dụng đi liền với nhau để hợp thành những khái niệm phổ biến trong 1 chủ đề. Trong bài trên, từ “memory” được kết hợp thành “enhance memory” (tăng cường trí nhớ). Đây là một cụm từ khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong tiếng Anh. Tuy nhiên, từ “ameliorate memory” ở Ví dụ 2 lại là một sự kết hợp gượng gạo. 

 

Phụ thuộc vào bài mẫu

Bài viết mẫu (Sample Essays) có thể cung cấp một lượng lớn từ vựng, đồng thời giúp thí sinh hình dung cách các ý tưởng được sắp xếp. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào bài mẫu trong lúc luyện tập sẽ khiến người viết mất đi khả năng tự suy luận trong phòng thi. Hơn nữa, tham khảo nhiều bài mẫu từ các nguồn khác nhau đồng nghĩa với việc người đọc sẽ phải “hiểu” các văn phong từ nhiều tác giả. Điều này có thể mang đến lợi ích cho các bạn từ trình độ trung cấp trở lên và đã có kinh nghiệm viết bài nhất định, nhưng sẽ gây bối rối nếu bạn chỉ mới bắt đầu với IELTS. 

 

Không lên dàn ý trước khi viết Task 2

Nhiều thí sinh bỏ qua bước lên dàn ý vì nỗi lo lắng áp lực thời gian. Tuy vậy, việc dành ra khoảng 5 phút để suy nghĩ và hệ thống các ý tưởng sẽ giúp bạn tăng đáng kể hiệu suất làm bài và tiết kiệm thời gian viết. Khi thiếu đi dàn ý, thí sinh sẽ phải vừa suy ngẫm luận cứ và vừa chọn từ ngữ cùng cấu trúc ngữ pháp cho từng câu. Quá trình đó sẽ mang đến những rủi ro gồm viết lan man, lặp từ hoặc dùng từ thiếu chính xác, dẫn đến chất lượng bài viết bị suy giảm. 

 

Một biểu đồ mindmap đơn giản sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho thí sinh. Với các từ khóa (key words) và một số từ đồng nghĩa để paraphrase cho chủ đề, thí sinh có thể bắt tay vào viết câu mà không cần phải suy nghĩ về việc chọn ý tưởng. Khi ấy, bạn có thể hoàn toàn tập trung vào cách trau chuốt câu và từ ngữ phù hợp. Hơn nữa, mindmap giúp người viết có cái nhìn tổng thể về cấu trúc của bài trước khi bắt đầu, qua đó tự đánh giá độ liên kết giữa các ý tưởng và loại bỏ những ý tưởng yếu trước khi quá muộn. 

IELTS mindmapMột mindmap đơn giản trước khi viết.
Nguồn: Great Writing, National Geographic 2021.

Không đọc kĩ lại sau khi viết 

Viết không chỉ là một bài tập hay bài thi, mà còn là kết quả của quá trình suy ngẫm và trau dồi của bản thân. Mỗi bài tiểu luận bạn viết ra nên phản ánh quá trình học hỏi và phát triển cá nhân, như một kết quả của những nỗ lực ôn luyện không ngừng. Vì vậy, hãy luyện thói quen viết chỉn chu bằng cách:

  • đọc lại đoạn viết nhiều lần
  • kiểm tra các lỗi thường gặp (xem thêm mục dưới về cách lên danh sách các lỗi sai thông dụng)
  • tự vấn bản thân: liệu từng câu có thực sự cần thiết và có góp phần làm rõ nghĩa cho câu chủ đề hay không

Nếu chưa chắc chắn về bài viết của mình, hãy nhờ một người bạn hoặc giáo viên đưa thêm nhận xét. Sự góp ý từ người khác có thể giúp bạn nhìn nhận bài viết dưới góc độ mới và cải thiện một cách đáng kể.

 

Không ghi chú lại các lỗi sai thường gặp 

Tương tự như việc rèn luyện các kỹ năng Nghe, Đọc và Nói, việc ghi nhận lại các lỗi sai sẽ giúp thí sinh nhận biết được xu hướng mắc lỗi của mình qua từng bài. Việc nhận thức rõ ràng về điểm yếu không chỉ tạo động lực mạnh mẽ mà còn giúp học viên chủ động hơn trong việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp khắc phục hiệu quả.

Bạn có thể lựa chọn ghi lại những sai sót vào một quyển sổ hoặc một tệp Excel, tùy thuộc vào sở thích cá nhân của mình. Dù chọn phương pháp nào, điều quan trọng là phải đảm bảo tính tiện lợi và dễ dàng để bạn có thể thường xuyên xem lại danh sách lỗi trong quá trình học. Ngoài ra, trong quá trình học với giáo viên IELTS, đừng ngần ngại hỏi về các điểm từ bài chữa mà bạn chưa hiểu rõ. 

 

Nếu danh sách của bạn kéo dài hoặc có quá nhiều điểm ngữ pháp chưa tinh thông, hãy xác định mục tiêu ưu tiên theo thứ tự lỗi dễ sửa nhất (thiếu “s”, chấm câu) đến những lỗi phức tạp và khó sửa hơn như sai lập luận, lạc đề. Việc “giải quyết” những lỗi dai dẳng nhưng đơn giản sẽ tạo động lực để bạn hoàn thành nốt những hạng mục còn lại. 

 

Chúc bạn học tốt!

Tin tức liên quan

Bài viết cung cấp câu trả lời mẫu cho chủ đề A Good Advertisement You Found Useful trong IELTS Speaking Part 2 & 3. Ngoài việc hướng dẫn cách phát triển ý tưởng trong Part 2, bài viết còn cung cấp các câu trả lời mở rộng cho những câu hỏi khó hơn về quảng cáo và ảnh hưởng của chúng trong Part 3.

Tác giả: Phong Tran

Bài viết này giúp bạn trả lời chủ đề A Difficult Task You Completed and Felt Proud Of trong IELTS Speaking Part 2 & 3, với gợi ý chi tiết để phát triển câu chuyện trong Part 2 và trả lời các câu hỏi mở rộng liên quan đến thử thách, động lực và thành công trong Part 3.

Tác giả: Phong Tran

Bài viết cung cấp các câu trả lời mẫu cho chủ đề Successful Sports Person You Admire trong IELTS Speaking Part 2 & 3. Bạn sẽ học cách phát triển câu chuyện về một vận động viên mà bạn yêu thích và trả lời các câu hỏi mở rộng liên quan đến thể thao và thành công cá nhân.

Tác giả: Phong Tran

Bài viết cung cấp câu trả lời mẫu cho chủ đề Exciting Activity You Did with Someone Else trong IELTS Speaking Part 2. Bạn sẽ được hướng dẫn cách kể lại hoạt động thú vị một cách mạch lạc, sử dụng từ vựng đa dạng và triển khai ý tưởng logic, giúp bạn gây ấn tượng mạnh với giám khảo.

Tác giả: Phong Tran

Trải nghiệm dịch vụ kém tại một nhà hàng hoặc cửa hàng là điều mà nhiều người từng gặp phải. Trong IELTS Speaking Part 2 & 3, chủ đề này là cơ hội để bạn trình bày một câu chuyện thú vị và thể hiện kỹ năng mô tả chi tiết, cảm xúc cũng như sử dụng từ vựng đa dạng liên quan đến dịch vụ và khách hàng.

Tác giả: Phong Tran

Bài viết này cung cấp hướng dẫn chi tiết và câu trả lời mẫu cho chủ đề Successful Person Who You Once Studied or Worked With trong IELTS Speaking Part 2 & 3. Bạn sẽ học được cách phát triển câu chuyện mạch lạc, sử dụng từ vựng phù hợp và chuẩn bị sẵn ý tưởng cho các câu hỏi mở rộng.

Tác giả: Phong Tran

Nhận lộ trình IELTS TỐI ƯU theo yêu cầu

    eight + twenty =

    0906897772