IELTS Speaking

Well, có lẽ đây là một trong những câu hỏi thường gặp nhất mà các thí sinh thắc mắc về IELTS Speaking.

Liệu thi IELTS Speaking ở IDP có dễ hơn so với thi ở BC?” Hoặc các bạn cũng có thể đặt ngược lại. “Liệu thi IELTS Speaking ở BC có dễ hơn so với thi ở IDP?”.

Câu trả lời là KHÔNG!

Rất nhiều bạn tin là giám khảo ở IDP chấm dễ hơn so với giám khảo ở BC nên nếu thi ở IDP thì điểm IELTS Speaking (hay Writing) sẽ cao hơn.

Nhưng sự thật là không có một chứng cứ hay thông tin chính thống nào xác nhận việc này. Hầu như tất cả thông tin đều theo kiểu “bạn tôi thi nhiều lần nhưng thi ở IDP thì điểm cao hơn”. Hay “nghe nói, nghe đồn” là giám khảo ở IDP chấm dễ hơn…

Hôm nay, thầy Gary, cựu giám khảo chấm thi ở BC sẽ giải đáp thắc mắc này cho các bạn nhé. Với cương vị là người từng nhiều năm làm giám khảo và đồng thời cũng tiếp túc với nhiều giám khảo khác tại hội đồng thi và tại Mc IELTS. Tại Mc IELTS, cũng có nhiều giám khảo/cựu giám khảo khác giảng dạy đến từ cả IDP và BC. Do đó, thầy Gary hiểu rõ về quy trình chấm thi và giải thích tại sao lại có sự khác biệt điểm số nêu trên.

1/ Objective vs Subjective (Khách quan vs Chủ quan)

  • Objective: kỳ thi IELTS là một kỳ thi đánh giá ngôn ngữ KHÁCH QUAN.

Các tiêu chuẩn đánh giá, tiêu chuẩn chấm thi được thiết kế khách quan và áp dụng cho cả IDP và BC. Các giám khảo đều tuân thủ các tiêu chí chấm thi ở trong IELTS Speaking Band Descriptors.

IELTS Speaking Part 2 Band

NHƯNG…

  • Các giám khảo cũng chỉ là con người, nên đều có quan điểm CHỦ QUAN.

Họ đều có đánh giá chủ quan của riêng mình khi nhận xét một phần thi của thí sinh. Ủa, nhưng nếu vậy thì sẽ dẫn đến khác biệt trong điểm số đúng không? Vì 9 người thì 10 ý mà?

Đúng vậy, sẽ có sự khác biệt trong điểm số, NHƯNG sự khác biệt này đã được tính toán trong quy chuẩn chấm thi. Đây là một bí mật mà IDP hay BC chưa bao giờ tiết lộ: giám khảo có thể chấm lệch 0.5 so với điểm mà IDP hay BC xác định cho một thí sinh trong IELTS Speaking và Writing.

Mỗi phần thi Speaking của bạn đều được ghi âm lại. Và IDP hay BC sẽ thường xuyên có các buổi review kết quả chấm thi để đánh giá giám khảo có đủ năng lực để chấm thi không.

Họ thực hiện bằng cách là cho người huấn luyện giám khảo (examiner trainer-người training cho giám khảo) chấm lại các phần thi đã được giám khảo chấm.

Ví dụ:

Bạn thi Speaking và examiner trainer chấm bạn đạt 6.0

Thì nếu vị giám khảo chấm cho bạn 6.5 hoặc 5.5 thì đều được đánh giá là chính xác vì chỉ lệch trong phạm vi 0.5 so với điểm số chuẩn 6.0 mà examiner trainer chấm.

Nếu giám khảo chấm lệch hơn 0.5 thì họ sẽ gặp vấn đề lớn với hội đồng thi đấy! có thể phải review lại năng lực hoặc phải tham gia training lại.

IELTS Speaking 2

2/ Tính cách của giám khảo

Nghe thì có vẻ hơi kỳ nhỉ? Nhưng tiếc là sự thật đúng là như vậy đấy. Bất kỳ một quy trình nào liên quan đến con người thì sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng bởi tính cách của con người.

Ở trong nội bộ hội đồng thi IDP hay BC, sẽ đều luôn có các giám khảo khó tính hơn/dễ tính hơn những người còn lại. Do đó, việc họ chấm gắt hơn/dễ hơn là hoàn toàn có thể xảy ra. Như vậy bạn có thể nghe tin như là “giám khảo ở IDP này chấm khó quá” nhưng cũng sẽ luôn có những tin ngược lại như “giám khảo ở BC này chấm rất khó”.

Rút ra:

  • Bản thân việc thi IELTS Speaking ở IDP và BC là tương đồng.
  • Nếu điểm số của bạn có thể sai lệch sau các lần thi, có thể do sự khác biệt của các giám khảo mà bạn gặp phải. Đương nhiên là bạn phải thể hiện các phần thi của mình ổn định chứ lúc trồi, lúc sụt thì không đổ lỗi cho người ta được đâu nhé.
  • Đừng lăn tăn việc chọn IDP hay BC. Thay vào đó hãy tập trung học tập cải thiện điểm số và tự tin khi vào phòng thi.
  • Và nhớ rằng, để đạt 6.5 trở lên, thì vai trò của người thầy, người giám sát, người đánh giá sẽ cực kỳ quan trọng. Vì họ có thể nhận ra lỗi sai, phân tích chúng và hướng dẫn bạn cách cải thiện. Bản thân sẽ rất khó để tự đánh giá và phát hiện lỗi sai của chính mình. Do đó, nếu có khả năng và điều kiện, hãy chọn một giáo viên tốt có thể hỗ trợ bạn trong phần Speaking này nhé. Hoặc ít nhất là kiếm một người bạn học chung để hỗ trợ lẫn nhau.

Chúc các bạn học tốt!

 

Xem thêm tuyển tập NHỮNG LỖI SAI NGỚ NGẨN VỀ IELTS SPEAKING tại ĐÂY

 

 

Tin tức liên quan
Câu phức

Trong tiếng Anh, câu phức (Complex sentence) đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện mối quan hệ logic giữa các ý tưởng khác nhau trong một câu văn. Do đó, khả năng sử dụng câu phức thành thạo sẽ giúp bài viết trở nên mạch lạc, sâu sắc hơn, cũng như phản ánh […]

Tác giả: Mc IELTS

Câu bị động

Trong các bài thi học thuật như IELTS, câu bị động giúp bạn diễn đạt ý tưởng một cách linh hoạt, chuyên nghiệp hơn. Nếu bạn vẫn còn bối rối khi gặp phải câu passive voice, đừng lo! Bài viết này sẽ giải thích rõ ràng công thức, cách sử dụng cùng những ví dụ […]

Tác giả: Mc IELTS

Mệnh đề quan hệ

Trong quá trình học tiếng Anh, mệnh đề quan hệ (Relative clause) đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp câu văn trở nên mạch lạc và chi tiết hơn. Tuy nhiên, không ít người học gặp khó khăn trong việc sử dụng đúng cấu trúc này. Bạn đã từng bối rối khi không biết […]

Tác giả: Mc IELTS

Câu tường thuật

Câu tường thuật (Reported Speech) là một chủ điểm ngữ pháp nâng cao giúp người sử dụng diễn đạt chính xác ý người khác. Tuy nhiên, nhiều người thường gặp khó khăn trong việc chuyển đổi câu nói trực tiếp sang câu tường thuật tiếng Anh do những quy tắc phức tạp về thì, đại […]

Tác giả: Mc IELTS

Câu hỏi đuôi

Trong giao tiếp tiếng Anh, một trong những cấu trúc thường xuyên xuất hiện nhưng lại không được nhiều người chú ý đó là câu hỏi đuôi (Tag Question). Đây là một điểm ngữ pháp quan trọng giúp người học tiếng Anh vừa giao tiếp linh hoạt, vừa thể hiện sự tự tin và chuẩn […]

Tác giả: Mc IELTS

Linking verb

Không giống như các động từ diễn tả hành động, linking verb được sử dụng không phải để miêu tả một hành động cụ thể, mà là để liên kết chủ ngữ với những thông tin hoặc trạng thái liên quan đến nó. Đặc biệt trong các kỳ thi như IELTS, việc sử dụng chính […]

Tác giả: Mc IELTS

Nhận lộ trình IELTS TỐI ƯU theo yêu cầu

    one × four =

    0906897772