Những điều cần biết để tăng điểm mạch lạc trong kỳ thi IELTS Speaking?

Coherence – độ mạch lạc là một trong nhưng tiêu chí chấm thi trong kỳ thi IELTS Speaking. Nếu bạn có vốn từ vựng tốt nhưng chưa biết cách để liên kết các ý lại với nhau như thế nào. Nếu vậy thì đây là bài viết dành cho bạn. Hãy cùng Mc IELTS tìm hiểu thêm về Coherence và cách nói mạch lạc trong IELTS nhé!

Tiêu chí chấm IELTS Speaking

“Coherence” trong tiêu chí Fluency and Coherence, đánh giá sự kết nối các ý trong bài nói. Đồng thời, tiêu chí đòi hỏi sự duy trì độ dài tương đối phù hợp với từng phần thi và trả lời đúng trọng tâm câu hỏi. Sau đây là những cách chính để cải thiện sự mạch lạc trong bài thi IELTS Speaking.

TẠO LIÊN KẾT GIỮA CÂU SAU VÀ CÂU TRƯỚC ĐỂ TĂNG ĐIỂM MẠCH LẠC

Khi đặt câu, hãy cố gắng tạo sự liên kết giữa câu văn đó với câu văn trước nó. Giám khảo thường chú ý xem bạn có sử dụng các từ và cụm từ để thể hiện sự liên kết không. Điều này không có nghĩa là liên kết các ý trong câu để thêm nhiều câu phức hơn mà là để liên kết các câu lại với nhau. 

cách nói mạch lạc trong ielts

Tất nhiên, không phải tất cả các câu đều có thể được liên kết với câu trước đó, mà chỉ có nhiều câu trong số đó, đặc biệt là khi đang nói điều gì đó phức tạp, trừu tượng hoặc có nhiều chi tiết.

Để đạt band 6.0+ cho phần Fluency and Coherence, bạn phải chứng minh rằng bạn biết nhiều cách khác nhau để liên kết câu. 

  • Các thí sinh đạt 5.0 cho tiêu chí này chỉ sử dụng các từ liên kết đơn giản, như ‘and’, ‘but’, ‘ because’ và ‘so’. 
  • Các thí sinh đạt 6.0 thể hiện nhiều từ và cụm từ liên kết hơn. 
  • Thí sinh đạt 7.0+ cho tiêu chí này không chỉ thể hiện kiến thức về nhiều loại từ và cụm từ liên kết mà còn cho thấy rằng họ có thể sử dụng chúng một cách chính xác. 

Hầu hết các từ và cụm từ liên kết được sử dụng ở đầu câu. Ví dụ: however, although, even though, despite, in addition, as a result, since (=because), for example, in other words, first, next, then, after that, lastly, on the other hand, except for, other than, …

TRẢ LỜI MỘT CÁCH TRỰC TIẾP ĐỂ TĂNG ĐIỂM MẠCH LẠC

Cách để nói mạch lạc trong IELTS Speaking là lắng nghe câu hỏi một cách cẩn thận. Đồng thời, xác định phần thông tin chính mà giám khảo muốn biết và trực tiếp trả lời phần đó. Nghĩa là trả lời ý chính ngay 1-2 câu đầu tiên. Đây là cách trả lời hợp lý nhất.

Trong hầu hết các câu trả lời của bạn trong bài thi (trừ 4 câu hỏi mở đầu), sau khi bạn đã trả lời trực tiếp vào điểm mấu chốt của câu hỏi, hãy thêm một vài chi tiết bổ sung phù hợp với câu hỏi. Điều này không chỉ tăng thêm sự rõ ràng cho câu trả lời, mà nó còn thể hiện cho giám khảo thấy trình độ tiếng Anh của bạn.

Ví dụ

Câu hỏi: Do you work or are you a student? (Bạn đang đi làm hay đang là sinh viên?)

Câu trả lời có thể:

  1. I’m a student, a second-year student at Renmin University in Beijing. (Tôi đang là sinh viên, sinh viên năm thứ hai tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh.)
  2. I’m a student. (Tôi đang là sinh viên.)
  3. I’m a second-year student at Renmin University in Beijing. (Tôi là sinh viên năm thứ hai tại Đại học Renmin ở Bắc Kinh.)
  4. I’m a second-year student at Renmin University in Beijing, majoring in Law. (Tôi là sinh viên năm thứ hai tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, chuyên ngành Luật.)
  5. I’m a journalist at a TV station. (Tôi là phóng viên ở một đài truyền hình.)

Các câu trả lời trên đều có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, câu trả lời 1) tốt hơn một chút so với các câu trả lời khác. Nếu bạn trả lời bằng 2), 3) hoặc 4), bạn sẽ không bị mất điểm. (Vì đây chỉ là một câu hỏi trong số rất nhiều câu hỏi).

Giải thích ví dụ

Câu 1) là tốt nhất vì trước tiên nó tập trung trực tiếp vào từ khóa mà giám khảo muốn nghe, hoặc là “work” hoặc “student”. Sau đó là thêm vào một vài chi tiết phù hợp với câu hỏi. Thí sinh chỉ cần trả lời rằng đang làm gì – làm việc hay học tập.

Câu 2) có thể chấp nhận được nhưng sẽ tốt hơn nếu có thêm một chút thông tin.

Câu 3) cũng được chấp nhận nhưng đầu tiên nó tập trung vào “second-year” – sẽ trực tiếp hơn nếu bạn đề cập đến “student” trước.

Câu 4) có điểm yếu của Câu trả lời 3). Ngoài ra, còn cung cấp quá nhiều thông tin bổ sung cho câu hỏi cụ thể này. Điều này làm cho câu văn hơi gượng ép và không tự nhiên. Câu trả lời này sẽ phù hợp với câu hỏi: “Tell me what you do.” (Nói cho tôi biết bạn làm nghề gì). Nhưng đừng quá lo lắng, đây vẫn là một câu trả lời hay!

Câu 5) là một câu trả lời chưa hay vì nó chỉ gián tiếp nói rằng bạn đang làm nghề gì. Câu trả lời này phù hợp hơn cho câu hỏi: “What work do you do?” hoặc “Tell me what you do.” (“Bạn làm công việc gì?” hoặc “Hãy cho tôi biết bạn làm gì.)

TRẢ LỜI CÂU HỎI YES/NO NGAY LẬP TỨC ĐỂ TĂNG ĐIỂM MẠCH LẠC

Cách nói mạch lạc trong ielts với câu hỏi Yes.No

Một cách để tăng điểm nói mạch lạc trong IELTS Speaking là trả lời câu hỏi Yes/No ngay lập tức. Điều này cũng giống như trả lời câu hỏi một cách trực tiếp. Câu hỏi Yes/No xuất hiện rất thường xuyên trong bài thi nói và chúng rất quan trọng. 

Ví dụ

Câu hỏi: Do you like your subject? (= your major?) – Bạn có thích môn học (chuyên ngành) của mình không?

Câu trả lời có thể:

  1. Yes, I do. I think it’s both interesting and challenging –  it makes me use my brain but, at the same time, it’s easy enough for me to pass the exams. (Vâng, tôi thích môn học này. Tôi nghĩ nó vừa thú vị vừa đầy thử thách – nó khiến tôi phải vận dụng đầu óc của mình nhưng đồng thời cũng đủ dễ dàng để tôi vượt qua các kỳ thi.)
  2. Yes. I think it’s both interesting and challenging. (Vâng. Tôi nghĩ nó vừa thú vị vừa đầy thử thách.)
  3. Oh, it’s very interesting and it’s also challenging –  it makes me use my brain but, at the same time, it’s easy enough for me to pass the exams. (Ồ, nó rất thú vị và cũng đầy thách thức – nó khiến tôi phải vận dụng trí não của mình, nhưng đồng thời, nó cũng đủ dễ dàng để tôi vượt qua các kỳ thi.)
  4. Well, because we have to do so much reading and memorizing, I don’t really like it very much. (Chà, bởi vì chúng tôi phải đọc và ghi nhớ quá nhiều, tôi không thực sự thích nó lắm.)
  5. Maybe. For example, I like doing the experiments but I don’t like writing the reports on the experiments because it seems to take me so long to write them well. (Có lẽ vậy. Ví dụ, tôi thích thực hiện các thí nghiệm nhưng tôi không thích viết báo cáo về các thí nghiệm bởi vì có vẻ như tôi mất quá nhiều thời gian để viết chúng tốt.)

Giải thích ví dụ

Câu 1) là câu trả lời hay nhất vì nó trả lời ngay là Yes hay No. Tiếp theo là giải thích lý do tại sao thích môn học đó. Ngoài ra, việc sử dụng “Yes, I do” sẽ nhấn mạnh rõ ràng hơn và dễ hiểu hơn là “Yes”. 

Câu 2) ngay lập tức trả lời Yes nhưng câu trả lời không được nhấn mạnh và rõ ràng bằng câu 1). 

Câu 3) không trả lời trực tiếp câu hỏi rằng bạn có thích nó không.

Câu 4) là một câu trả lời chưa tốt vì nó khiến giám khảo phải đợi đến cuối mới có ý chính. Nếu thí sinh không nói rõ ràng trong nửa đầu câu trả lời, giám khảo sẽ khó hiểu được những gì thí sinh đang nói cho đến cuối câu.

Câu 5) không phải là một cách hay để trả lời câu hỏi này. “May be” chỉ có nghĩa là ‘có thể có hoặc có thể không’. Sau khi nghe từ đó, giám khảo vẫn còn băn khoăn liệu bạn có thích ngành học của mình hay không. 

Các từ “may be” và “perhaps” sẽ phù hợp hơn khi nói rằng “depending on the situation”, câu trả lời có thể là rõ ràng “Yes” hoặc “No”. Ví dụ: “Will you take the bus to work tomorrow?” – “Maybe. If it rains, I’ll take the bus but if it’s fine, I’ll walk.”.  Ứng viên sử dụng từ “Maybe” ở đây có nghĩa là tùy thuộc vào tình huống thực tế của ngày. Do đó, hãy cẩn thận khi sử dụng “maybe”.

SỬ DỤNG CÙNG THÌ VỚI CÂU HỎI ĐỂ TĂNG ĐIỂM MẠCH LẠC

Về lý thuyết, hầu hết mọi người đều biết điều này, nhưng nhiều người vẫn mắc sai lầm. Khi trả lời một câu hỏi, sự mạch lạc tốt được thể hiện bằng cách liên kết chặt chẽ giữa chúng với câu hỏi. Ví dụ, nếu đó là một câu hỏi ở thì quá khứ, hãy trả lời bằng thì quá khứ.

Ví dụ

Câu hỏi:  Why did you choose to study that? (Computer Science) – Tại sao bạn lại chọn học ngành đó? (Khoa học máy tính)

Câu trả lời có thể:

  1. Well, because I like computers very much. (Vâng, bởi vì tôi rất thích máy tính.)
  2. I chose it because I liked computers when I was in high school and my father said that computer experts would be in demand in the future. (Tôi đã chọn nó vì tôi thích máy tính khi tôi còn học trung học và cha tôi nói rằng các chuyên gia máy tính sẽ có nhu cầu trong tương lai.)
  3. I chose it because I think Computer Science is interesting and will help me get a good job in the future. (Tôi chọn nó vì tôi nghĩ Khoa học máy tính rất thú vị và sẽ giúp tôi có được một công việc tốt trong tương lai.)

Giải thích ví dụ

Câu b) là câu trả lời thực sự tốt duy nhất ở đây. Đây là câu duy nhất nêu lý do tại sao thí sinh lại chọn học Khoa học Máy tính. Hai câu trả lời còn lại nêu rõ cảm nhận của thí sinh hiện tại nhưng không đề cập đến cảm nhận thời điểm ứng viên lựa chọn học Khoa học Máy tính. Câu hỏi hỏi về cảm nhận hoặc cảm nghĩ của bạn vào thời điểm bạn lựa chọn.

“Because”’ là từ phổ biến nhất được sử dụng để bắt đầu câu trả lời cho câu hỏi “Why…?”. Có nhiều cách khác để bắt đầu một câu trả lời tương tự. Ví dụ: “The main reason I chose this major is because …” (Lý do chính tôi chọn chuyên ngành này là vì …)

LUÔN KÈM THEO LÝ DO ĐỂ TĂNG ĐIỂM MẠCH LẠC

trả lời lý do

Bất cứ khi nào bày tỏ cảm xúc, sở thích hoặc quan điểm, hãy luôn kèm theo một số chi tiết về lý do bạn cảm thấy như vậy. Việc cung cấp thêm chi tiết sẽ làm rõ ràng hơn và cho bạn cơ hội thể hiện kỹ năng liên kết câu của mình. Điều này đặc biệt đúng khi nói về cảm xúc, sở thích hoặc ý kiến của bạn. Nếu bạn nắm bắt những cơ hội này để thể hiện cách nói mạch lạc trong bài thi, bạn sẽ tự nhiên đạt điểm cao hơn về sự mạch lạc so với một ứng viên thường xuyên tránh những điều này.

Ngay cả khi bạn mắc một số lỗi ngữ pháp của các từ hoặc cụm từ liên kết, bạn vẫn có điểm phần này. Lý do là vì ít nhất bạn thể hiện một số kiến thức về cách liên kết các ý tưởng. Ngược lại, một ứng viên hiếm khi liên kết các ý tưởng sẽ nhận được ít điểm hơn.

Một lý do khác là đa số câu hỏi của giám khảo thường có “Why”. Nếu thí sinh không nói trả lời tại sao, giám khảo phải yêu cầu bạn nói tại sao. Nói cách khác, nếu bạn không chủ động nói lý do, giám khảo sẽ yêu cầu bạn làm như vậy.

KẾT LUẬN

Như vậy, trên đây là cách cách nói mạch lạc trong IELTS Speaking. Hy vọng sau bài  viết này, bạn sẽ biết cách tăng điểm “Coherence” cho mình. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn không biết bắt đầu luyện tập từ đâu, hãy đồng hành cùng Mc IELTS với các khóa học đầy đủ trình độ từ cơ bản đến nâng cao. Giáo viên bản ngữ và giáo viên Việt Nam sẽ giúp bạn cải thiện theo đúng hướng. Còn chờ gì nữa, hãy liên hệ đặt test và nhận tư vấn miễn phí qua hotline (028) 6676 9900, (028) 6670 0044, 090 689 7772 (Mr. Bảo.  

Tin tức liên quan

Khám phá bài mẫu IELTS Speaking Part 1 về chủ đề Tea and Coffee từ Mc IELTS. Tìm hiểu từ vựng và cách trả lời giúp bạn tự tin nâng điểm Speaking.

Tác giả: Phong Tran

Khám phá bài mẫu IELTS Speaking Part 1 về chủ đề Musical Instruments từ Mc IELTS. Hướng dẫn từ vựng và cách trả lời giúp bạn tự tin nâng điểm Speaking.

Tác giả: Phong Tran

Khám phá bài mẫu IELTS Speaking Part 1 về chủ đề Noise từ Mc IELTS. Hướng dẫn từ vựng và cách trả lời giúp bạn tự tin nâng điểm Speaking.

Tác giả: Phong Tran

Bài mẫu IELTS Speaking Part 1 về chủ đề Clothing từ Mc IELTS. Hướng dẫn từ vựng và cách trả lời giúp bạn tự tin ghi điểm Speaking.

Tác giả: Phong Tran

Bài mẫu IELTS Speaking Part 1 về chủ đề Work or Studies từ Mc IELTS. Cung cấp từ vựng và cách trả lời giúp bạn tự tin ghi điểm Speaking.

Tác giả: Phong Tran

Tìm hiểu bài mẫu IELTS Speaking Part 1 về chủ đề Home & Accommodation cùng McIELTS. Hướng dẫn chi tiết và gợi ý từ vựng giúp bạn tự tin trả lời, cải thiện điểm số IELTS Speaking của mình.

Tác giả: Phong Tran

Nhận lộ trình IELTS TỐI ƯU theo yêu cầu

    sixteen + 18 =

    0906897772